Xác định nhu cầu nâng cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy tính nâng cao (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) (Trang 100 - 102)

- Đọc hiểu các tài liệu chipset để biết khả năng hỗ trợ tối đa của chipset với thiết bị cần nâng cấp.

- Lựa chọn chính xác thiết bị cần nâng cấp. - Thực hiện nâng cấp an toàn.

- Tính chính xác khi ra quyết định nâng cấp.

1. Xác định nhu cầu nâng cấp Mục tiêu: Mục tiêu:

- Xác định được nhu cầu cần nâng cấp máy Laptop - Xác định được các thiết bị cần nâng cấp.

- Tính chính xác khi ra quyết định nâng cấp. 1.1. Giám sát hoạt động của laptop

Phần mềm gián điệp, tập tin bị lỗi của Windows và các phần mềm kém chất lượng thường là nguyên nhân làm cho máy tính hoạt động ngày càng chậm. Tuy nhiên, dù đã thực hiện tinh chỉnh hệ thống, gỡ bỏ bớt phần mềm và cài lại Windows bạn vẫn không thể ngăn được sự giảm sút hiệu suất hoạt động do phần cứng gây ra.

Tiện ích System Monitor của Windows có khả năng theo dõi liên tục hàng trăm thông số hoạt động của Windows và ghi lại chúng trong các tập tin nhật ký (log) để dễ tìm kiếm và xử lý. Muốn khởi chạy System Monitor trong Windows XP/2000, bạn nhấn Start.Run, gõ vào lệnh perfmon, và ấn . Chọn System Monitor trong khung cửa sổ bên trái, rồi sau đó nhấn chuột vào dấu cộng + trên thanh công cụ ở cửa sổ bên phải để bổ sung thêm bộ đếm (counter) – hay nói chính xác là cảm biến; kết quả từ các bộ đếm này sẽ cho biết hiệu suất hoạt động của máy tính ở chế độ thời gian thực. Tiếp đến, chọn loại đối tượng cần ghi nhận (như CPU, trình duyệt, kết nối mạng...) từ trình đơn thả xuống Performance object, sau đó chọn loại bộ đếm từ danh sách được liệt kê (nếu đánh dấu vào tùy chọn Select counters from list), và nhấn Add (Hình 1). Ngoài ra, bạn có thể nhấn nút Explain để xem phần giải thích cho từng bộ đếm.

Các đồ thị của System Monitor sẽ giúp bạn phát hiện các khu vực gặp sự cố, nhưng tốt nhất bạn nên đánh giá các chỉ số về hiệu suất hoạt động của máy tính trong nhiều giờ (hay thậm chí vài ngày). Việc ghi lại các số liệu này vào một tập tin (log) có thể được thực hiện dễ dàng nhờ Microsoft cung cấp miễn phí phần mềm Performance

Monitor Wizard

(find.pcworld.com/53646).

Nhiều bộ đếm trong System Monitor ghi nhận các thông số kỹ thuật "khá lạ”, tuy nhiên cũng có vài thông số

giúp bạn xác định có cần nâng cấp RAM, CPU hay đĩa cứng mới không. Để biết thêm thông tin về các bộ đếm của System Monitor, bạn có thể tải về sách điện tử The Art and Science of Performance Monitoring của tác giả Guy Thomas (find.pcworld.com/53648).

Sau đây là vài bộ đếm mà bạn cần quan tâm khi sử dụng System Monitor. RAM: Hai bộ đếm rất hữu ích có trong nhóm đối tượng Memory là Available Bytes và Pages/sec. Bộ đếm thứ nhất cho biết dung lượng bộ nhớ RAM vật lý (bộ nhớ thực) mà Windows có thể sử dụng, trong khi bộ đếm thứ hai cho biết số lần dữ liệu cần chuyển đổi giữa bộ nhớ ảo (sử dụng dung lượng đĩa cứng) và bộ nhớ thực. Nếu giá trị của Available Bytes giảm xuống xuống dưới 10% của dung lượng RAM và Pages/sec có trị số tăng một cách đáng kể, thì nhiều khả năng máy tính của bạn không đủ bộ nhớ thực để cung cấp cho các chương trình đang xử lý. Tính năng này thường được sử dụng để quyết định xem có nên nâng cấp RAM cho một máy tính hay không.

CPU: Bộ đếm % Processor Time trong nhóm Processor cho biết mức độ sử dụng CPU của máy tính. Quá trình khởi động của các phần mềm cũng như nhiều tác vụ khác có thể đẩy giá trị này lên mức trên 90% đến dưới 100%. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nếu bộ đếm này vẫn kiên định giữ mức trên 80% thì nhiều khả năng CPU không đủ công suất để gánh vác công việc của hệ thống. Nếu đang sử dụng loại CPU 2 nhân (hay còn gọi là lõi kép), bạn có thể chọn bộ đếm riêng cho mỗi nhân, hoặc một bộ đếm chung cho cả hai.

Đĩa cứng: Bộ đếm % Disk Time trong nhóm PhysicalDisk sẽ hiển thị thời gian mà đĩa cứng cần sử dụng để đọc hay ghi dữ liệu. Nếu máy tính được trang bị nhiều đĩa cứng, bạn có thể chọn đĩa cứng cụ thể để theo dõi (ngoài ra, nếu máy tính sử dụng nhiều đĩa cứng ở chế độ RAID, hãy sử dụng bộ đếm % Disk Time trong mục LogicalDisk Performance). Nếu giá trị % Disk Time đạt từ 40 đến 50%, bạn cần thay đĩa cứng mới.

1.2. Tìm hiểu nhu cầu nâng cấp

Máy tính là thiết bị rất mỏng manh và dễ lỗi, đặc biệt là với Laptop. Dù cho chúng ta không hề làm rơi hay rung lắc gì nhiều thì những chiếc Laptop vẫn trở nên ỳ ạch và gặp nhiều lỗi sau 1 tới 2 năm tuổi.

Đối với những người sử dụng máy tính có nhu cầu đi lại nhiều, nhất là sinh viên thì chiếc máy laptop là vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên không giống như một chiếc PC, laptop thường trở nên chậm chạp chỉ sau vài năm sử dụng và việc thay thế linh kiện cũng không được dễ dàng. Nếu chiếc laptop của chúng ta đang hoạt động ì ạch.

Đối với những người có khối lượng dữ liệu lớn hay cần có thêm nhu cầu cao hơn so với cấu hình máy hiện tại, hay cũng có thể do nhu cầu cần cài đặt và sử dụng các phần mềm, ứng dụng có yêu cầu về phần cứng cao.

1.3. Xác định thiết bị cần nâng cấp

Máy xách tay chỉ có thể nâng cấp chủ yếu bộ nhớ, ổ cứng, ổ quang, thiết bị mạng không dây và bộ xử lý CPU. Loại linh kiện này có đến hàng trăm loại khác nhau đáp ứng từng loại máy khác nhau.

Nâng cấp máy tính xách tay tập trung chủ yếu ở việc thêm bộ nhớ và tăng dung lượng ổ cứng.

Tuy nhiên, việc nâng cấp máy tính xách tay không được nhà sản xuất khuyến khích sử dụng do thay đổi bộ xử lý có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của máy. Thông thường, bộ giải nhiệt bên trong không đáp ứng cho dòng cao cấp hơn. Trường hợp khác, không phải máy tính xách tay nào cũng có thể nâng cấp được do nhà sản xuất đã bắt chết bộ xử lý trên mạch nên khi tháo rời máy ra có thể làm ảnh hưởng đến kỹ thuật. Có những dòng máy không thể nâng cấp bộ xử lý là IBM X series, Dell X series.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy tính nâng cao (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)