Mục tiêu:
- Đọc hiểu các tài liệu chipset để biết khả năng hỗ trợ tối đa của chipset với thiết bị cần nâng cấp.
- Lựa chọn chính xác thiết bị cần nâng cấp. 2.1. Khả năng hỗ trợ CPU tối đa
Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.
Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.
(Core 2 Duo) hay (Dual core): Chỉ loại CPU hỗ trợ. Đương nhiên là những main này có tính tương thích ngược. Main hỗ trợ CPU đời cao thì sẽ hộ trợ những CPU đời thấp hơn nó, chỉ cần cùng Socket.
Chính vì vậy chúng ta cần phải chú ý đến thông tin của bo mạch, chipset để biết được bo mạch của chúng ta hỗ trợ loại CPU nào và khả năng hỗ trợ tốc độ tối đa là bao nhiêu?
2.2. Khả năng hỗ trợ RAM tối đa
Không những chipset quy định tốc độ của CPU mà nó còn quy định tốc độ của RAM, loại RAM là DDR1, DDR2, hay DDR3.
Vì vậy trước khi nâng cấp máy ta cần chú ý đến các thông số này để biết được và mua RAM cho thích hợp.
2.3. Chủng loại giao tiếp HDD
HDD chuẩn Parallel ATA (PATA)
Hay còn được gọi là EIDE (Enhanced intergrated drive electronics) được biết đến như là một chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng hơn 10 năm nay. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây. Các bo mạch chủ mới nhất hiện nay gần như đã bỏ hẳn chuẩn kết nối này.
Ổ cứng PATA (IDE) với 40-pin kết nối song song, phần thiết lập jumper (10-pin với thiết lập Master/Slave/cable select) và phần nối kết nguồn điện 4-pin, độ rộng 3,5-inch.
SATA (Serial ATA)
Là chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu. SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luông không khí trong hệ thống do những giây cáp SATA hẹp hơn 400% so với IDE. Tốc độ truyền tải dưa liệu tối đa lên đến 150-300 MB/giây.
Ổ cứng SATA có cùng kiểu dáng và kích cỡ, về độ dày có thể sẽ mỏng hơn ổ cứng IDE do các hãng sản xuất ngày càng cait tiến về độ dày. Điểm khác biệt rễ phần biệt là kiểu kết nối điện mà chúng yêu cầu để giao tiếp với bo mạch chủ, đầu kết nối của ổ cứng SATA sẽ nhỏ hơn, nguồn đóng chốt, jumper 8-pin và không có phần thiết lập Master/Slave/Cable Select, kết nối ATA riêng biệt. Cáp SATA chỉ có thể gắn kết 1 ổ cứng SATA.
Chúng ta không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ SATA bằng với mình, khiến ổ SATA không thể hợt động đúng với “sức lực” của mình. Ngày nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất.
2.4. Chủng loại giao tiếp Wifi
Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các chuẩn Wifi. Hiểu rõ đặc điểm của từng chuẩn, chúng ta sẽ có cài nhìn rõ ràng hơn.
802.11 Sử dụng tần số 2,4GHz và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp nhưng chỉ hỗ trợ băng thông tôi đa là 2Mbps – tốc độ khá chậm cho hầu hết các ứng dụng. Vì lý do đó, các sản phẩm chuẩn không dây này không còn được sản xuất nữa.
802.11b Chuẩn 802.11b hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, ngang với tốc
độ Ethernet. Đây là chuẩn WLAN đầu tiên được chấp nhận trên thị trường, sử dụng tần số 2,4GHz. Ưu điểm là giá thành thấp, tầm phủ sóng tốt và không dễ bị che khuất. Nhược điểm là tốc độ thấp; có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng.
802.11a Được coi là kỹ thuật trội hơn so với trải phổ trực tiếp. Do chi phí
cao hơn, 802.11a thường chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp, thích hợp hơn cho nhu cầu gia đình. Tuy nhiên, do tần số cao hơn tần số của chuẩn 802.11b nên tín hiệu của 802.11a gạp nhiêu fkhos khăn hơn khi xuyên tường và các vật cản khác.
802.11g Tương tự 802.11a nhưng lại dùng tần số 2,4GHz giống với chuẩn
802.11b. Điều thú vị là chuẩn này vẫn đạt tốc độ 54Mbps và có khả năng tương thích ngược lại với chuẩn 802.11b đang phổ biến. Ưu điểm của 802.11g là tốc độ nhanh, tầm phủ sóng tốt và không dẽ bị che khuất. Nhược điểm của 802.11b; có thể bị nhiễu bởi thiết bị gia dụng.
802.11n Chuẩn mới nhất trong danh mục Wifi là 802.11n. Được thiết kế
cải thiện tính năng của 802.11g về tổng băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không giây và ăng ten. 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ lên đến 100Mbps. Có tầm phủ sóng tốt hơn các chuẩn Wifi trước đó nhờ tăng cường độ tín hiệu. Các thiết bị 802.11n sẽ tương thích ngược với 802.11g. Ưu điểm của 802.11n là tốc độ nhanh, vùng phủ sóng tốt nhất; trở kháng lớn hơn để chống nhiễu từ các tác động của môi trường. Nhược điểm là chưa được phê chuẩn cuối cùng; giá cao hơn 802.11g; sử dụng luồng tín hiệu có thể gây nhiễu với các thiết bị 802.11b/g kế cận.