24 Nguyễn Mai Thúy Tình trạng ly hôn gia tăng Nguyên nhân, giải pháp, khắc phục Truy cập từ
2.3.1. Giải pháp tiếp tục phát huy những mặt đạt được
2.3. Ì.Ì. Tiêu chí về điều kiện vật chất
104 Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển người
khuyết tật
vào học hòa nhập, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho người khuyết tật. Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp ở nơi thuận lợi cho việc học của người khuyết tật.
105 Trong thời gian dịch bệnh Covid đang hoành hành, Chính phủ cần có những
biện pháp kịp thời để hỗ trợ cuộc sống của người dân, đặc biệt là các hộ gia đình khó khăn. Tạo ra nhiều chương trình thiện nguyện đóng góp thực phẩm, tiền bạc. Đảm bảo mọi gia đình đều được quan tâm, không để tình trạng thiếu thốn lương thực, nhu yếu phẩm mùa dịch gây hoang mang cho người dân.
2.3. Ì.2. Tiêu chí về điều kiện tinh thần
106 Tích cực tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các gia đình, các thành viên
trong gia đình về pháp luật, luật Hôn nhân và gia đình, chính sách liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình. Nâng cao nhận thức cho người dân về chức năng của gia đình, vai trò của người chồng, người vợ, ông bà, cha mẹ, con cái trong gia đình; chống bạo lực gia đình, giúp từng gia đình nhận thức được sự bình đẳng giới, xóa bỏ các định kiến lạc hậu về trọng nam, khinh nữ.
107 Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các chính sách để mọi gia đình sự dụng các dịch
vụ công thuận lợi hơn. Chính quyền tạo điều kiện cho mọi gia đình đều được tiếp cận hệ thống pháp luật, y tế, giáo dục, văn hóa, công nghệ, ... Các cơ sở y tế, giáo dục tăng cường đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng phục vụ. Đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho mọi người dân. Tăng cường phủ sóng viễn thông, di động, cáp
108 quang hóa đến các xã, thôn, bản những vùng còn khó khăn,
phổ biến rộng rãi công
nghệ hiện đại đến tất cả các địa phương khó khăn trên cả nước.26
2.3.1.3. Tiêu chí về ứng xử trong gia đình
109 Ông bà, cha mẹ, con cái, vợ chồng nên dành thời gian cho nhau nhiều
hơn. Sắp
xếp thời gian hợp lí, cân bằng giữa công việc và gia đình. Điều đơn giản nhất chính là dành thời gian ở bên nhau trong mỗi bữa cơm gia đình. Việc định kì dành ra 1 khoảng thời gian thật sự chất lượng cho gia đình là chìa khóa nuôi dưỡng hạnh phúc. Đó có thể là kì nghỉ hè của con cái, có thể là những ngày lễ Tết, .... Nhiều gia đình hiện đại lựa chọn cùng nhau đi du lịch. Hay đơn giản hơn có thể là cùng nhau đi thăm ông bà, người thân. Đây chính là những hồi ức đẹp gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau.
110 Nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền về bình đẳng giới rộng rãi
đến tất
cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em có sự hiểu biết, ý thức về giới trong việc xây dựng cuộc sống gia đình sau này. Xây dựng một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để công nhận gia đình văn hóa, khu phố văn hóa là việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, từ đó có thể nâng cao nhận thức của từng thành viên trong gia đình. Có chính sách cụ thể để hỗ trợ người phụ nữ sau khi sinh con.
2.3.1.4. Tiêu chí về giáo dục
111 Cha mẹ cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục
con cái. Cha mẹ quan tâm và trực tiếp giáo dục con từ khi con còn bé, giúp trẻ phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, dạy trẻ những phép tắc, tránh xa bạo lực, ... từ đó giúp hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cả tri thức và đạo đức. Cha mẹ không nên ỷ lại vào nhà trường, người thân, nên cân bằng thời gian làm việc và nuôi dạy con.
112 Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội rà
soát, phát triển chính sách, pháp luật về hỗ trợ xã hội. Các bộ, ngành, địa phương tích 26 Thanh Lan. Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực trạng và giải pháp. Truy cập từ
http://svhttđl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-/asset publisher/LTKhIEO3Omto/content/xaỵ-dung- gia-inh-hanh-phuc-ben-vung-thuc-trang-va-giai-phap
27cực triển khai chính sách pháp luật về trẻ em. Xây dựng chương trình phòng ngừa và
giảm thiểu lao động trẻ em, chống xâm hại trẻ em, triển khai các biện pháp phòng,
chống tai nạn ở trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước. Tổ chức các
hình thức phù hợp để lắng nghe nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và
thực hiện chương trình. Bộ Y tế triển khai các biện pháp phòng chống trẻ em suy dinh
dưỡng, đặc biệt là các trẻ em ở các tỉnh miền núi khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo áp
dụng các chính sách hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là các em học sinh dân
tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên xây dựng các điểm
vui chơi giải trí cho trẻ em ở các vùng khó khăn, những nơi cơ sở vật chất còn thiếu
thốn.27
2.3.1.5. Tiêu chí về chăm sóc sức khỏe
28 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế tiếp tục rà soát, hoàn thiện
chính sách về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi. Chăm sóc người cao tuổi cả về tinh thần lẫn vật chất. Các bộ, ngành địa phương chú trọng phát triển các ngành chuyên điều trị cho người cao tuổi trong các cơ sở y tế, có chính sách khuyến khích phát triển cơ sở chăm sóc, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, sinh hoạt của người cao tuổi. Bảo đảm người cao tuổi có cơ hội được bình đẳng tham gia và hưởng thụ thành quả phát triển. Hội Người cao tuổi Việt Nam tiếp tục phát triển đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, quan tâm đặc biệt đến người già neo đơn, người lớn tuổi có cuộc sống khó khăn ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.28
28TTXVN. (26/10/2020). Hội Người cao tuổi Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước. Truy
29 Lãnh đạo các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách dân số. Chính
quyền xã, thị trấn triển khai thực hiện, lồng ghép tuyên truyền với các hoạt động khác của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số tại địa phương, đặc biệt là ở các xã vùng sâu vùng xa, ít được tiếp túc với các phương tiện thông tin đại chúng.