https://www.yenbai.gov.vn/bao-ve-cham-soc-tre-em/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?
31 ItemID=804&l=Tinhoatdong&lv=11
cập từ http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Hoi- Nguoi-cao-tuoi-Viet-Nam-xung-
2.3.2. Giải pháp khắc phục vấn đề điều kiện vật chất
32 Thứ nhất, chính quyền, các bộ ngành cần triển khai các chính sách phát triển
nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, đồng thời phải bảo đảm các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị và lợi nhuận của các sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất nông nghiệp. Bên cạnh đó cần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở các vùng nông thôn như xây dựng đê điều phòng chống thiên tai, ...
33 Thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống hệ tầng giao thông đường bộ ở các vùng
khó khăn, đặc biệt là các nơi vùng sâu vùng xa để tăng sự tiếp cận của người dân ở những vùng này với các vùng kinh tế khác. Từ đó mở ra cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng quê nghèo, thuận lợi cho việc di chuyển, thông thương hàng hóa. Tạo cho người dân sự chủ động trong việc mua bán trao đổi hàng hóa, không bị phụ thuộc vào thương lái.
34 Thứ ba, Nhà nước cần cụ thể hóa thành chính sách không chỉ coi gia đình
là đối
tượng thụ hưởng chính sách mà cần xác định gia đình là đơn vị tham gia vào thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Cần thực hiện theo hướng giảm cho không và tăng cho vay ưu đãi. Nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và hướng dẫn, còn bản thân hộ nghèo phải cố gắng vượt khó để thoát nghèo, tránh ỷ lại vào chính quyền. Tạo điều kiện thuận cho những hộ nghèo tiếp cận với các khoản vay vốn, kéo dài thời gian cho vay, chính sách này cũng được áp dụng cho các đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Vì khoảng cách kinh tế giữa những nhóm hộ này là không lớn, chỉ cần những biến cố nhỏ cũng khiến những gia đình này tái nghèo. Các địa phương cần nghiêm túc rà soát tình trạng chạy theo thành tích, gian dối kết quả giảm nghèo hoặc trục lợi cá nhân từ chính sách giảm nghèo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giảm nghèo bền vững. Biện pháp mạnh mẽ đem lại sự thay đổi sâu sắc cho vùng nông thôn nước ta là việc triển
35 khai chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với các chương
trình, dự án phát triển
kinh tế - xã hội khác. 29
36 Thứ tư là cần ưu tiên đào tạo nghề, tạo công việc từ nguồn hỗ trợ, cung cấp
thông tin về thị trường lao động, kết nối, giới thiệu việc làm cho những người nghèo ở vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho những lao động thuộc hộ nghèo, từ đó tạo ra nguồn thu nhập, thoát nghèo một cách chắc chắn.
37
38
39 Hình 1: Một lớp đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp 29
2.3.3. Giải pháp về vấn đề tinh thần trong gia đình
40 Thứ nhất là vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Đây không phải là việc của
một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng vào cuộc mới mang lại hiệu quả. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo Chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình.
Nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Đối tượng tuyên truyền là tất cả các thành viên trong gia đình, bao gồm cả người thực hiện bạo lực và nạn nhân của bạo lực. Tuyên truyền ngay trên ghế nhà trường để học sinh, sinh viên có thể nhận biết được các dạng của bảo lực gia đình, bởi những việc như chửi nhau, xúc phạm danh dự, nói