Bể sinh học thiếu khí (Anoxic tank)

Một phần của tài liệu [123doc] - ba-o-ca-o-mo-n-co-ng-nghe-le-n-men-de-ta-i-co-ng-nghe-sa-n-xua-t-nu-o-c-tu-o-ng (Trang 62 - 63)

4. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lí nước thải theo công nghệ MBR

4.6 Bể sinh học thiếu khí (Anoxic tank)

Bể sinh học thiếu khí

Mục đích: Nitrat hóa/khử nitrat và photphorit nhằm xử lý các chất dinh dưỡng N, P và một phần BOD, COD.

Cơ chế hoạt động:

* Quá trình nitrat hóa – khử nitrat

Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong điều kiện môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn thiếu khí sẽ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2 - ) theo chuỗi chuyển hóa:

NH3 → NO3- → NO2- → NO → N2O → N2 (gas) Theo đó, khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài.

* Quá trình photphorit hóa

PO43- Microorganism (PO43-)dạng muối => Bùn

Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter, chúng có khả năng tích lũy poliphotphat trong sinh khối tương đối cao (2-5%)

Các hợp chất hữu cơ chứa phốt pho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa phốt pho và các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.

* Thúc đẩy quá trình nitrat hóa-khử nitrat và photphorit hóa diễn ra thuận lợi

Tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2 /m3 . Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.

Anoxic tank thực tế

Một phần của tài liệu [123doc] - ba-o-ca-o-mo-n-co-ng-nghe-le-n-men-de-ta-i-co-ng-nghe-sa-n-xua-t-nu-o-c-tu-o-ng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w