Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 36)

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Σ Số nái mắc bệnh (con)

x 100 Σ Số nái theo dõi (con)

- Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng (%) =

 Số nái mắc bệnh theo từng tháng (con)

x 100 Σ Số nái theo dõi (con)

- Tỷ lệ khỏi (%) = Σ Số nái khỏi bệnh (con) x 100 Σ Số nái điều trị (con)

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn của trại

Trang trại Tiếp Sen chuyên sản xuất lợn con. Hiện ở trại có 25 lợn đực giống, các lợn đực giống được đặt nuôi ở đầu chuồng gần giàn mát, nhằm mục đích tiện cho phối giống, kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác đều có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trại sản xuất lợn giống theo hình thức phối gom 5 tuần phối 1 lần và 4 tuần đẻ 1 lần. Mỗi nái được phối 2 - 3 liều tinh (nái hậu bị và nái kiểm định phối 3 liều tinh, nái cơ bản phối 2 liều tinh).

Trung bình, số con sơ sinh là 14,0 con/đàn, số con cai sữa là 12,0 con/đàn. Lợn con theo mẹ được nuôi 17 - 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa. Lợn con nuôi trong chuồng cai sữa từ 07 - 15 ngày thì xuất bán.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 3 năm 2018 - 2020

STT Loại lợn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Lợn đực giống 25 23 28

2 Lợn nái hậu bị 120 125 120

3 Lợn nái sinh sản 1080 1085 1090

Tổng đàn 1225 1233 1238

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại

Số liệu bảng cơ cấu trên cho thể thấy, số lượng nuôi các loại lợn có sự khác nhau và chênh lệch rõ rệt, tổng đàn trong 3 năm chênh lệch nhau cũng không đáng kể. Tổng đàn tăng lên vì do trại ngày càng đi vào hoạt động ổn định hơn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc quản lý ngày một nâng cao. Cùng với đó là việc phòng và điều trị bệnh được công ty và trại thực hiện nghiêm túc đem lại hiệu quả cao.

Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,… được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại cơ sở

Trải qua sáu tháng thực tập với sự hỗ trợ của thầy cô và công nhân viên tại trại lợn nái Tiếp Sen, em đã hoàn thành được mục tiêu đề ra và thu được những kiến thức quý báu giúp ích cho bản thân sau này như:

Nắm được quy trình chăn nuôi các loại lợn: lợn nái chửa, nái hậu bị, lợn đực.

Tham gia điều tra sổ sách của trại và sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép và tiến hành ghép đôi giao phối phù hợp.

Trong thời gian thực tập em được chăm sóc trực tiếp đàn lợn nái mang thai theo đúng quy trình kỹ thuật của trại, đảm bảo các quy định trong chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh đầy đủ đối với lợn nái mang thai.

4.2.1. Công tác chăn nuôi

4.2.1.1. Công tác chọn giống

Chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn

đến hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, em đã tiến hành tìm hiểu công tác chọn giống hiệu quả nhằm nâng cao tay nghề của chính bản thân mình.

Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái, giống và đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống lợn khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau.

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vào công tác chọn giống như: tham gia chọn lọc lợn giống để giữ lại sản xuất cũng như xuất bán, theo dõi lợn lên giống, phối giống lợn (chủ yếu là thụ tinh nhân tạo), ghi chép sổ sách làm lý lịch lợn giống,… Cách chọn lọc giống như sau:

- Lợn đực: Dựa theo đặc tính của từng giống mà chọn lọc một số tính trạng về sinh trưởng và tỉ lệ nạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lợn nái: Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển và đặc biệt là tính trạng sinh sản. Tính trạng về sinh sản cần chú ý là tuổi động dục, số lượng vú, số con đẻ ra, khả năng tiết sữa.

- Chọn giống, dòng: phù hợp với điều kiện chăn nuôi, dựa theo khả năng thích nghi của từng giống. Kiểm tra kĩ lí lịch của lợn bố mẹ và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Không nên chọn lợn con làm giống từ lợn mẹ quá non (đẻ lứa đầu) hoặc lợn mẹ quá già (đã đẻ chín mười lứa) mà chọn lợn con từ lứa thứ ba, thứ tư làm giống là tốt nhất vì ở vào giai đoạn này lợn mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện.

- Chọn vóc dáng: Nên chọn những con lợn có vóc dáng cao to, lợn đầu đàn, có những nét đặc trưng của dòng giống.

- Chọn tính nết: Nên chọn những con lợn có tính hiền, không hung dữ với đồng loại, nết ăn phải tốt, ăn không vung vãi, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, khả năng chống chịu stress cao.

4.2.1.2. Thức ăn

Thức ăn là yếu tố quyết định đến năng suất chăn nuôi lợn nái. Thức ăn tốt, đảm bảo chất lượng, cân bằng dinh dưỡng sẽ làm lợn phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng nên lợn nái trong thời gian mang thai có sức khỏe tốt, thai phát triển tốt, giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế được sử dụng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng không đáng có với thai, đồng thời giảm chi phí chăn nuôi.

Đối với từng thể trạng, giai đoạn mang thai khác nhau của lợn mà cung cấp một lượng dinh dưỡng khác nhau vì vậy cần phải dựa vào nhu cầu của chúng mà cân đối dinh dưỡng cho phù hợp để lợn và bào thai có thể phát triển tốt nhất.

Trần Thanh Vân và cs. (2016) [10] cho biết: chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho lợn nái trước khi phối giống, các yếu tố thức ăn rất quan trọng ở thời kì này.

chửa kì I thì protein thô trong khẩu phần ăn là 13 - 14%, năng lượng là 2900 kcal/kg hỗn hợp.

Ở giai đoạn khi mới phối xong cần tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hình thành thai, protein cần khoảng 13 - 14%, năng lượng trao đổi 2900 kcal/1kg hỗn hợp, giai đoạn 4 tuần sau phối thì dinh dưỡng vẫn như giai đoạn đầu nhưng lượng thức ăn tăng lên khoảng 15 - 20% hơn so với giai đoạn đầu và tăng chất xơ.

Đến giai đoạn cuối là trước khi đẻ 4 tuần đến khi đẻ: Cần tăng cường protein, ở giai đoạn này protein cần là 17%, năng lượng cần khoảng 3100 kcal/kg, giảm xơ để lợn phát triển tốt hơn, dinh dưỡng ở giai đoạn này cần nhiều nhất trong quá trình mang thai. Riêng lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn từ 10 - 15% vì ngoài cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể mẹ.

Đối với lợn đẻ, khi chuẩn bị đẻ thì cần giảm lượng thức ăn nhưng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cao, giàu protein, lipit, khoáng.

4.2.1.3. Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng theo tiêu chuẩn và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho chăn nuôi lợn.

Chuồng phân từng khu riêng biệt tiện cho chăm sóc và theo dõi. Trong chuồng luôn thoáng mát, có hệ thống giàn mát, quạt thông gió và tủ thuốc, dụng cụ chăn nuôi.

Thường xuyên rửa, phun sát trùng chuồng trại, xử lí chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

4.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn mang thai. Cân đối dinh dưỡng cho phù hợp với lợn ở từng giai đoạn khác nhau. Cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chất dinh dưỡng,

đặc biệt chú ý cho ăn đủ vitamin và khoáng chất. Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ. Trong quá trình chăm sóc cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của lợn sớm phát hiện ra bệnh, có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe lợn mẹ mà sự phát triển của thai. Vệ sinh xoa bóp bầu vú trước dự kiến đẻ 10 - 15 ngày để kích thích sữa ra nhiều khi lợn sinh con. Nếu vú bị sây xước hoặc nứt nẻ cần bôi vazơlin và kháng sinh chống nhiễm trùng. Sau khi chuyển lợn sang ô chờ đẻ cần cẩn thận, tránh làm cho lợn vận động quá mạnh, không đánh đập. Trước khi đẻ 7 ngày: dọn vệ sinh khử trùng chuồng trại, che chắn chuồng trại. Thức ăn đầy đủ dưỡng chất, không bị ôi thiu, mốc. Cung cấp nước sạch cho lợn uống. Trong những ngày mùa đông lạnh cần tăng thêm lượng thức ăn vào khẩu phần thức ăn để bù vào năng lượng đã mất.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, lợn con

Tháng Lợn chửa Lợn đẻ Lợn con 7 130 0 0 8 150 0 0 9 300 0 0 10 596 0 0 11 596 0 0 12 130 60 580

Trong thời gian thực tập đã chăm sóc nuôi dưỡng nhiều nhất đó là lợn nái chửa bởi vì từ lúc em vào thực tập tại trại bác Tiếp Sen em được phân công xuống chuồng bầu chủ yếu thời gian thực tập của em cũng ở đây. Đến gần hết tháng 12 em được chuyển lên chuồng đẻ nên số lượng lợn đẻ, lợn con cũng ít hơn. Tháng 7 em chăm sóc được 130 con vì em vừa xuống làm ở chuồng bầu ngoài ra lúc đó có công nhân nghỉ em cũng đang học việc và em làm một số

công việc của phòng tinh, chuồng đực. Tuy thời gian em được làm việc ở trên chuồng đẻ cũng ít nhưng dù là ở bộ phận chuồng nào thì em cũng được các anh kỹ thuật, công nhân giúp đỡ chỉ bảo tận tình nên em học hỏi được rất nhiều điều trong kỹ thuật chăm sóc lợn.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh tại cơ sở

4.3.1. Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong chuồng nuôi

Trong công tác thực hiện vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh và hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Chuồng trại được xây dựng thông thoáng, che chắn cẩn thận. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng 2 - 3 lần 1 tuần bằng thuốc sát trùng omniside phun trong chuồng được pha với tỷ lệ 1:3200.

Thường xuyên rắc vôi bột ở các khu vực xung quanh chuồng, nơi để phân, đường đi, nơi xuất nhập lợn, chỗ tiêu hủy lợn bị bệnh. Sau mỗi lứa tổng vệ sinh, khử trùng toàn bộ chuồng trại. Có bể pha dung dịch NaOH 10% để ngâm các dụng cụ như ca múc thức ăn, xe chở thức ăn, các dụng cụ dọn phân rác. Các dụng cụ sau khi khử trùng được phơi nắng rồi mới đưa vào sử dụng.

Thường xuyên diệt chuột bọ, côn trùng gây hại, dễ mang mầm bệnh cho lợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuồng nuôi được giữ gìn sạch sẽ, phân loại thải ra phải được thu gom và đưa vào hố phânn. Máng được rửa sạch sẽ. Gầm sàn chuồng được sịt hàng ngày để không có phân, nước thải bám vào.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện vệ sinh hàng ngày trong chuồng nuôi Công việc Số lần trên ngày Chỉ tiêu (lần) Số lần thực hiện Tỷ lệ (%) Dọn phân 2 (sáng, chiều) 360 360 100 Lật máng 1 (6,30 - 7’00) 180 175 97,22 Rửa máng 1 180 170 94,44 Tắm lợn 1 86 70 81,39 Xịt gầm 1 52 44 84,60 Ra phân 1 180 165 91,66 Tổng 1038 984 94,80

Từ bảng kết quả trên, ta có thể thấy công tác vệ sinh tại cơ sở 1038 lần đạt tỷ lệ 94,80%. Trong quá trình thực tập ở trại lợn em được giao các công việc khác nhau, cũng như một số ngày em làm thêm giúp công việc của cá chuồng khác, hay kiểm thuốc, làm sổ nên một số công việc em không thể hoàn thành hết được.

Sau quá trình thực hiện công tác vệ sinh tại cơ sở em đã học được cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và việc vệ sinh phòng bệnh là rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn.

4.3.2. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại tại cơ sở

Trong quá trình chăn nuôi, việc vệ sinh chuồng nuôi là việc rất quan trọng giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tại trại, em được thực hiện một số công việc vệ sinh dụng cụ chăn nuôi như khay múc thức ăn, xe đẩy thức ăn, cào, hốt rác…, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng như: gián, chuột bọ,… rắc vôi quanh khu vực chăn nuôi.

Dụng cụ chăn nuôi được ngâm, rửa bằng NaOH 10% sau khi tách lợn mẹ. Phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, và bên trong chuồng sử dụng thuốc sát trùng omnicide của công ty Goovet, pha với tỷ lệ 2 - 3ml/lít nước, 10 lít/100m². Thuốc diệt ký sinh trùng tại trại là Hantox- 200 của công ty Hanvet, pha với tỷ lệ 50ml dung dịch với 5 lít nước, phun vào tường, vách, gầm, nền chuồng,… Vôi bột rắc xung quanh chuồng trại, lối đi, trên nền chuồng, hoặc pha loãng với nước quét lên tường, ô chuồng, dụng cụ chăn nuôi, nền chuồng,…

Bảng 4.4. Lịch khử trùng chuồng trại tại trại lợn Tiếp Sen

Thứ Công việc

Thứ 2 Phun sát trùng

Thứ 3

Thứ 4 Quét vôi, rắc vôi

Thứ 5

Thứ 6 Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi

Thứ 7

Chủ nhật Tổng vệ sinh

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng định kì chuồng trại Công việc Số tuần Chỉ tiêu

(lần) Số lần thực hiện Tỷ lệ % Phun sát trùng 21 65 54 83,07 Quét vôi, rắc vôi hành lang 21 68 52 76,47 Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 21 58 55 94,82 Tổng vệ sinh 21 55 53 96,36 Tổng 246 214 86,99

Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian 6 tháng thực tập em đã thực hiện các công tác phòng bệnh bằng cách vệ sinh, sát trùng thường xuyên. Tại thời điểm có dịch bệnh xuất hiện có thể thực hiện phun thuốc sát trùng 54 lần đạt 83,07%, rắc vôi 52 lần đạt 76,47%, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 55 lần đạt 94,82%, tổng vệ sinh 53 lần đạt 96,36%. Lý do em không thể hoàn thành 100% công việc là do trong quá trình làm việc có nhiều thay đổi, thiếu người ở các chuồng khác em sẽ lên hỗ trợ.

4.3.3. Kết quả tiêm vắc xin cho đàn lợn nái mang thai và lợn nái hậu bị tại trại

Công tác tiêm vắc xin phòng bệnh đối với lợn là rất cần thiết, trong giai đoạn lợn nái mang thai, việc tiêm phòng vắc xin giúp cho lợn nái mang thai có sức đề kháng tốt nhất vì trong giai đoạn mang thai sức khỏe của đàn lợn rất nhạy cảm, dễ bị tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Lợn mẹ được tiêm phòng vắc xin cũng giúp cho đàn con giống có hệ miễn dịch tốt hơn là những con không được tiêm. Trong 6 tháng thực tập em đã được tham gia hỗ trợ các anh kĩ thuật tiêm phòng cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai và nái hậu bị.

Kết quả tiêm phòng được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái tại trại

Bệnh được phòng

Loại

vắc xin Tuần tuổi

Cách dùng Số lợn tiêm (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Dịch tả lợn Nhược độc 26 tuần tuôi Tiêm bắp, 2ml/con 70 70 100

Khô thai Vô hoạt tuần tuổi 25, 29 Tiêm bắp,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 36)