Kết quả thực hiện một số công tác khác

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 48)

- Ngoài những công việc trên em còn tham gia các công việc khác như: thiến lợn con (lợn đực), mài nanh, mổ héc ni, thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, cắt đuôi…

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các công tác khác

Công việc Số lượng (con) Kết quả (%)

Thiến lợn con (lợn đực) 38 100

Mài nanh 50 100

Bấm đuôi 40 100

Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái 189 100

Mổ héc ni 2 100

Bảng 4.9 trên là kết quả những công việc khác em được làm ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng điều trị bệnh cho lợn của trang trại. Được sự chỉ bảo tận tình của các anh kỹ sư trong trại cũng như công nhân em đã tiến hành được thiến lợn con 38 con. Mài nanh 50 con, bấm đuôi 40 con, thụ tinh nhân tạo cho lợn nái 189 con, mổ héc ni lợn con 2 con. Tất cả đều thành công 100%, lợn con khoẻ mạnh hồi phục, lợn nái cũng đã được thụ tinh nhân tạo thành công đa phần khi đẻ ra thường đạt trên 12 con một nái. Từ đó em thấy được để có những con lợn con khoẻ mạnh, những con nái đẻ với năng suất cao thì cần phải làm tốt mọi quy trình từ vệ sinh chăm sóc, kiểm tra… và quy trình của công ty CP là một trong những quy trình chăn nuôi tốt và hiệu quả. Hơn hết em cũng cảm thấy mình thật may mắn khi được thực tập trong trại lợn của bác Nguyễn Quang Tiếp và được tham gia vào nhiều công việc của trại lợn nái.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong quá trình 6 tháng thực tập tại trại, em tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị các bệnh cho lợn nái trong thời gian mang thai tại trại nái Tiếp sen và đạt được kết quả như sau:

Em đã trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng lợn chửa 1902 lượt con, lợn nái đẻ 60 con, lợn con 580.

Em đã tham gia vào vệ sinh hàng ngày chuồng nuôi và vệ sinh định kì ngoài chuồng nuôi đạt từ 80 - 100% khối lượng công việc kế hoạch.

Em đã tiêm phòng cho 194 lượt lợn nái với các lợi vắc xin như dịch tả lợn, lở mồm long móng, giả dại, khô thai, hội chứng dối loạn sinh sản và hô hấp, kết quả đạt an toàn 100%.

Em đã theo dõi 138 nái mang thai, phát hiện lợn nái bị sảy thai chiếm tỷ lệ 8,69%, viêm tử cung 15,9%, viêm khớp 6,52%. Em đã điều trị các bệnh này tỷ lệ chữa khỏi là 86,84%.

Qua 6 tháng thực tập em đã thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái, biết cách phát hiện, điều trị một số bệnh mắc ở lợn nái.

5.2. Đề nghị

Trong thời gian tới, trại Tiếp Sen cần thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai giảm tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh khác nói chung.

Trang trại cần đảm bảo công nhân luôn đầy đủ, có kỹ thuật tốt, trách nhiệm cao với công việc. Sự phân chia công việc hợp lí, phù hợp với sức khỏe, kinh nghiệm, chuyên môn của công nhân làm việc tại trại.

Các công tác sát trùng tiến hành chặt chẽ, thường xuyên hơn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh như năm nay, hạn chế công nhân, người ngoài ra vào trại. Nếu ra vào thì sát trùng, cách ly nghiêm túc, cẩn thận, đồ vật đưa từ bên ngoài vào có thể phun thuốc sát trùng, bỏ vào tủ UV sát trùng.

Công tác thú y cần đẩy mạnh việc sử dụng thử ghiệm các loại thuốc mới có hiệu quả cao hơn, các loại thuốc đó yêu cầu phải an toàn đối với lợn nái mang thai, không gây ra ảnh hưởng có hại đến sự phát triển của bào thai.

Kiểm tra, theo dõi đàn lợn nái từ khi chọn nái hậu bị, lợn nái mang thai, lợn nái sau cai sữa để đảm bảo sức khỏe của đàn lợn luôn tốt, trẻ hóa cơ cấu đàn lợn nái để có năng suất sinh sản cao, loại bỏ lợn nái đã già, đẻ nhiều lứa, lợn nái năng suất sinh sản kém. Luôn có lợn nái để thay thế lợn nái đã loại thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Thị Kim Dung và Bùi Huy Như Phúc (2008), Ảnh hưởng các nguyên liệu giàu xơ (cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì) lên một số chỉ tiêu sinh sản lợn nái, Khoa học kỹ thuật. Tạp chí Chăn nuôi. Số 7 - 08.

4. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình công

nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Lã Thị Thanh Huyền, Phan Thị Tường Vivà Đoàn Phương Thúy (2019), Xác định lượng xơ thô thích hợp trong khẩu phần lợn nái mang thai giống ông bà Landrace và Yorshire - Tạp chí Khoa học

Công nghệ Chăn nuôi - số 98. Tháng 4/2019.

6. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Huy Đăng Và Đỗ Ngọc Thúy (2011), Bệnh sinh sản ở vật nuôi, Nxb Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Hà Nội.

8.Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kĩ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ gia

đình, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

9. Vương Nam Trung, Phan Thị Tường Vi, Trần Văn Hào và Hoàng Thị Xuân Nguyên (2017), “Ảnh hưởng của việc điều chỉnh mức ăn dự vào độ dày mỡ lưng và điểm thể trạng lên năng suất sinh sản lợn nái thuần Đan Mạch trong giai đoạn mang thai”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 80. Tháng 10/2017.

10. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

11. Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lac-

taion problems”, In disease of swine, 7 thedition, Iowa state university

press, pp. 40 - 57.

12. Urban.U.K, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik

sel, skhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 75.

13. Kemper N. and Gerjets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and posterior mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 26.

14. Maes D., Papadopoulos G., Cools A., Janssens G. P. J. (2010), “Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors”, Tierarztl Prax,

38 (Suppl 1), pp. S15 - S20.

III. Tài Liệu internet

15. Shrestha, A. (2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows, <http://www.slideshare.net>, ngày truy cập 7/1/2021.

16.Martineau G. P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows, <http://www.merck mauals.com>, ngày truy cập 9/1/2021.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ Một số hình ảnh trong thời gian thực tập tốt nghiệp

Ảnh 1: Tra thức ăn Ảnh 2: Xịt gầm

Ảnh 3: Thụ ttinh nhân tạo cho lợn nái

Ảnh 5: Điều trị lợn mắc bệnh Ảnh 6: Tắm cho lợn nái

Ảnh 7: Rắc vôi Ảnh 8: Trại lợn liên hoan

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)