[H3-3.5-02].
Mức 3
Các loại thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục được khai thác sử dụng tương đối hiệu quả trong các giờ hoạt động, trẻ hứng thú vì mẫu mã, màu sắc, hình dáng hấp dẫn. Tuy vậy do được làm từ những nguyên liệu tái chế nên một số đồ dùng, đồ chơi chưa có độ bền.
2. Điểm mạnh:
Có đủ máy vi tính và được kết nối internet phục vụ công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
3. Điểm yếu:
Còn 5/8 lớp chưa đủ đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học theo quy định.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục phát huy những điểm mạnh, hằng năm ưu tiên nguồn kinh phí để mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học đảm bảo đủ theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN- BGD&ĐT.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường có 10 phòng vệ sinh khép kín cho trẻ; có 02 khu vệ sinh khép kín cho CBGV,NV [H3-3.6-01]. Phòng vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, trẻ khuyết tật có thể sử dụng được. Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được xây dựng hợp lý, đảm bảo hợp vệ sinh, tách riêng cho nam và nữ. Tuy vậy phòng vệ sinh của trẻ chưa tách riêng cho nam và nữ.
b) Trường có hệ thống cống, rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm. Có hệ thống nước sạch do trạm cấp thoát nước Na Rì cung cấpđảm bảo đủ nước sạch phục vụ các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. [H3-3.6-02].
c) Rác thải được thu gom hằng ngày và tập trung tại các thùng đựng rác to, có nắp đậy tại phía ngoài cổng trường để công ty VSMT chở đi xử lý tại bãi rác tập trung của thị trấn. [H3-3.6- 03].
Mức 2:
a) Khu vệ sinh cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho việc sử dụng và phù hợp với cảnh quan, kiến trúc của nhà trường [H3-3.6-01]. Tuy vậy do nhà trường được xây dựng từ năm 2003 nên phòng vệ sinh của trẻ không được tách riêng ( hoặc có vách ngăn) cho nam và nữ và không có chậu tiểu riêng cho nam vì vậy chưa đảm bảo theo quy
định Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
b) Hệ thống cống, rãnh thoát nước có nắp đậy bằng bê tông, đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm. Có hệ thống nước sạch do trạm cấp thoát nước Na Rì cung cấp, nước được kiểm nghiệm đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ y tế. [H3-3.6-04].
Trang bị cho mỗi lớp 01 thùng đựng rác có nắp đậy. Rác thải được thu gom hằng ngày tại các lớp và tập trung tại các thùng đựng rác to, có nắp đậy tại phía ngoài cổng trường để công ty VSMT chở đi xử lý tại bãi rác tập trung của thị trấn.
2. Điểm mạnh:
Khu vệ sinh của cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên đảm bảo đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011. Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ y tế.
3. Điểm yếu:
Phòng vệ sinh của trẻ chưa tách riêng cho nam và nữ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Ưu tiên dành nguồn kinh phí được giao hằng năm để tu sửa, cải tạo phòng vệ sinh cho trẻ. Phấn đấu đến năm 2025 10/10 phòng vệ sinh của trẻ đều có vách ngăn hoặc tách riêng cho nam và nữ.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 3
Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phương. Có đủ phòng học và phòng đa chức năng đảm bảo đúng quy cách theo quy định tại Điều 27 của Điều lệ trường Mầm non; có hệ thống phòng học và có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục. Trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học cho 02 lớp mẫu giáo 5 tuổi. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. Có khu vệ sinh, nơi để xe và hệ thống nước của trường đáp ứng nhu cầu của hoạt động giáo dục trong trường. Hằng năm có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.
Mặc dù trường đã có diện tích mặt bằng, có cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ, có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát nhưng hệ thống hàng rào đang dần bị xuống cấp do thời gian. Nhà trường đã có tu sửa nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên không thể tu sửa được toàn bộ, còn chắp vá. Việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động còn hạn chế. Phòng học hiện chưa đáp ứng đủ diện tích/trẻ theo bảng TCVN 3907:2011. Còn 6/8 lớp chưa đủ đồ dùng, thiết bị theo Văn bản hợp nhất số 01/2015/VBHN - BGDĐT.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 6 + Số tiêu chí đạt: 3/6 = 50%
+ Số tiêu chí không đạt: 3/6 = 50%
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Để có được chất lượng dạy và học, nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục; xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ giữa "Nhà trường - Gia đình - Xã hội". Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình của trẻ, hỗ trợ kinh phí, cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện để quản lý giáo dục chăm sóc các cháu đạt hiệu quả. Nhận thức của người dân về giáo dục mầm non ngày một tốt hơn.
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học.
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
Mức 3
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại Thông tư 55/2011/BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo thông tư ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
b) Hằng năm vào cuộc họp phụ huynh đầu năm học các lớp bầu ra 01 Ban đại diện cha mẹ học của lớp gồm 03 người, sau đó từ các thành viên là trưởng Ban đại diện cha mẹ học của các lớp họp và bầu ra 01 Ban đại diện cha mẹ học của trường gồm 04 thành viên [H4-4.1-01]; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản các cuộc họp, xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. [H4-4.1-02].
c) Hằng năm Ban đại diện cha mẹ học sinh đã xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ. [H4-4.1-03].
Mức 2
Hằng năm Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tổ chức các ngày hội, ngày lễ. Phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh…
[H4-4.1-04]; [H4-4.1-05]; [H4-4.1-06]
Mức 3
Hằng năm Ban đại diện cha mẹ phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động chăm sóc giáo dục của trường. Huy động các nguồn lực để ủng hộ nhà trường như: Ủng hộ bồn hoa, cây cảnh, tranh ảnh… trang trí trong khuôn viên; ghế đá, đồ chơi, bóng nhựa. Phối hợp với nhà trường kiểm tra công tác bán trú và vệ sinh. Hơn thế vào mỗi dịp lễ tết như: Tết Trung thu, tết Nguyên đán; tổng kết năm học… Ban đại diện cha mẹ học sinh thường dành những phần quà ý nghĩa cho các cháu là học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường… [H4-4.1-07]. Hơn thế là trường trung tâm nên không có hợp đồng 68, trẻ ra lớp đông nhà trường phải hợp đồng 4 cô nuôi và phụ huynh đóng tiền để chi tra tiền công hằng tháng. Với mức lương bình quan 3.300.000đ/người/tháng.
2. Điểm mạnh:
Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập theo quy định tại Thông tư 55/2011/BGD&ĐT ngày 22/11/2011 và hoạt động có hiệu quả.
3. Điểm yếu: Không có
Hằng năm tổ chức họp và lựa chọn những người có tâm, có trách nhiệm để bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng các loại quy chế, kế hoạch hoạt động, nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học cũng như công tác tuyên truyền để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Mức 1
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học hằng năm nhà trường xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục trình Phòng GD&ĐT Na Rì, Ủy ban nhân dân thị trấn Yến Lạc ký phê duyệt trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục đã xây dựng nhà trường tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch, trước mỗi kỳ tuyển sinh trường đều có tờ trình (hoặc thông báo) để chính quyền địa phương biết. [H4-4.2- 01]; [H4-4.2-02]
b) Hằng năm thông qua các cuộc họp, các ngày hội ngày lễ nhà trường tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường. [H4-4.2-03]; [H4- 4.2-04].
c) Hằng năm thông qua Ban địa diện cha mẹ học sinh nhà trường đã huy động các tổ chức cá nhân trên địa bàn thị trấn Yến Lạc đóng góp ủng hộ một số đồ chơi như: Bóng nhựa, xích đu làm bằng lốp xe, thanh inoc và dây xích. Hơn thế năm 2016 trường được UBND thị trấn san mặt bằng, đổ bê tông khu để xe cho phụ huynh với diện tích >100m2; đóng góp kinh phí thuê người nấu ăn cho trẻ ... [H4-4.2-05]; [H4-4.2-06]. Tuy vậy chưa huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội.
Năm học 2019 - 2020 Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường đã mua tặng ủng hộ nhà trường 1 Loa kéo. [H4-4.2-09].
Mức 2
a) Hằng năm Nhà trường đã tham mưu cấp uỷ đảng chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo từng giai đoạn, từng lộ trình đã xây dựng. [H1-1.2- 09]
b) Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Tết trung thu, Ngày 20/11, Hội xuân; Ngày hội TDTT…
[H4-4.2-04]; [H4-4.1-06].
Mức 3
Là trường thuộc trung tâm huyện, nơi tập trung đông dân cư và là nơi có nhiều cơ quan hành chính của huyện. Hằng năm Nhà trường tham mưu với Đảng ủy, chính quyền thị trấn Yến Lạc và phối hợp với các tổ chức, cá nhân xây dựng trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, cụ thể: Trong những năm học qua trường luôn được Phòng GD&ĐT chọn làm đơn vị đăng cai các cuộc thi " Giáo viên dạy giỏi; nhân viên nuôi dưỡng giỏi…"; là nơi được chọn để tổ chức các Hội thảo chuyên đề của bậc học và là trường thực hiện mô hình điểm về chuyên đề trọng tâm " Nâng cao chất lượng GDPTVĐ trong trường mầm non"; mô hình trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích….. [H4- 4.2- 08]; [H1-1.3- 09]
2. Điểm mạnh
Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
3. Điểm yếu
Không có
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu và phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cũng như phương hướng chiến lược xây dưungj và phát triển nhà trường nhằm ngày một nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 4
Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu phối hợp giữa nhà trường với các cấp Ủỷ đảng, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, ban đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân và các tổ chức đoàn thể của thị trấn Yến Lạc luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, luôn động viên về tinh thần, cũng như vật chất vì vậy đã tạo không khí thân thiện đầm ấm và động viên khích lệ được cán bộ giáo viên hăng say làm việc. ban đại diện cha mẹ học sinh luôn hết lòng chung tay cùng nhà trường thực hiện tốt các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.