4. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt:
5.2 Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt:
Không đạt:
Tiêu chí 2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Chỉ số a: Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường;
Chỉ số b: Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Chỉ số c: Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
1.Mô tả hiện trạng:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dự ít nhất 80 tiết/năm. Tổ trưởng, tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 40 tiết/năm [H4.4.02.01]. [H4.4.02.02] Mỗi giáo viên có 20 tiết/năm. [H4.4.02.03] . Đầu năm nhà trường lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong năm học. [H4.4.02.04
Theo chủ đề hoặc theo các chuyên đề, nhà trường tổ chức thao giảng nhằm đúc rút kinh nghiệm để từng bước tổ chức dạy học có chất lượng hơn.
[H4.4.02.05]
Mỗi năm học Ban lãnh đạo nhà trường phối hợp với tổ chuyên môn rà soát đánh giá việc thực hiện hoạt động dự giờ, [H4.4.02.06], hội giảng, thao giảng của từng học kỳ và cử giáo viên đi dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp
[H4.4.02.07], [H4.4.02.08].
Hàng tháng, nhà trường tổ chức thanh tra nhằm đánh giá xếp loại từng giáo viên [H4.4.02.09], và nhân viên nhà trường [H4.4.02.10]
2. Điểm mạnh:
Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) và Tổ trưởng thường xuyên dự giờ dạy giáo viên và các tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức, dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.
Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh;
Trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 10% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên.
Không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Định kỳ nhà trường, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
3. Điểm yếu :
Chưa đủ trang thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thiếu cơ sở vật chất học tập nên công tác sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự phong phú và có chất lượng cao.
Số giáo viên dạy giỏi các cấp còn thấp.
Một số ít giáo viên còn hạn chế về đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm và chưa sử dụng được giáo án điện tử trong giảng dạy.
4 Kế hoạch cải tiến chất lượng :
Giáo viên tăng cường dự giờ thăm lớp học hỏi các đồng nghiệp phương pháp truyền thụ mới và tự học vi tính nâng cao khả năng sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin vào giờ giảng.
5 Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2 Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 3. Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
Chỉ số a: Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;
Chỉ số b: Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;
Chỉ số c: Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.
1.Mô tả hiện trạng:
Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học sẵn có của nhà trường trong các tiết dạy [H4.4.03.01].
Từ đầu năm học dựa trên việc đăng ký của giáo viên về sáng kiến kinh nghiệm hoặc Đề tài, giáo viên đã viết và vận dụng vào các hoạt động giáo dục của nhà trường [H4.4.03.03]
Cuối mỗi kỳ Ban lãnh đạo, tổ trưởng và giáo viên rà soát đánh giá việc sö dụng thiết bị dạy học [H4.4.03.02]. Và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào các hoạt động giáo dục của giáo viên.
2. Điểm mạnh:
Giáo viên thực hiện đầy đủ và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học.
Giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực công tác, được đánh giá và dự thi ở cấp trên, sáng kiến được vận dụng vào các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
Mỗi học kỳ, cán bộ giáo viên rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.
3. Điểm yếu:
Số giáo viên có kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm chưa nhiều, sáng kiến chưa được giải cao và chưa được vận dụng vào thực tiễn. Một số ít tiết dạy giáo viên chưa có ý thức tự giác trong sử dụng thiết bị (dạy chay). Thiết bị cũ và nát một số không thể sử dụng được.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Có kế hoạch triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, thi làm dồ dùng dạy học theo từng kỳ, và tham gia các cuộc thi sáng tạo kỷ thuật do nghành tổ chức.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ sốcủa tiêu chí: của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2 Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 4. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ số a: Có kế hoạch triển khai các HĐGDNGLL;
Chỉ số b: Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;
Chỉ số c: Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.Mô tả hiện trạng:
Từ đầu năm học nhà trường lập kế hoạch cho HĐGDNGLL
[H4.4.04.01].và thực hiện mỗi tuần một giờ mẫu chia đều cho từng lớp. [H4.4.04.02].
2. Điểm mạnh:
Trường có kế hoạch triển khai các HĐGDNGLL, theo PPCT ngành giáo dục đề ra.
HĐGDNGLL được giáo viên thực hiện tốt theo kế hoạch đã đề ra
[H4.4.04.03]
Sau mỗi học kỳ BGH rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. [H4.4.04.04], [H4.4.04.05], [H4.4.04.06].
3. Điểm yếu:
HĐGDNGLL chưa phong phú đa dạng, còn theo rập khuôn chủ đề tháng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Chỉ đạo làm tốt kế hoạch đã đề ra, thường xuyên thăm lớp dự giờ, xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa gắn với hoạt động Đoàn đội .
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 5. Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Chỉ số a: Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác.
Chỉ số b: Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Chỉ số c: Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.
1.Mô tả hiện trạng:
Trường có 16 lớp, giao cho 16 giáo viên vừa là anh chị phụ trách chi Đội, vừa là giáo viên Chủ nhiệm [H4.4.05.01], [H4.4.05.02]. Hầu hết giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao [H4.4.05.03] Hàng tháng nhà trường đánh giá công tác của chủ nhiệm qua các hoạt động trong tháng của học sinh và cô giáo chủ nhiệm [H4.4.05.04], [H4.4.05.05]. cuối năm nhà trường đánh giá từng giáo viên chủ nhiệm để rút kinh nghệm
[H4.4.05.06], từ đó có những hình thức khen thưởng đối với những giáo viên
chủ nhiệm làm tốt công tác [H4.4.05.07], [H4.4.05.08].
2. Điểm mạnh:
Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác.
Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.
3. Điểm yếu:
Một số giáo chưa tâm huyết với học sinh nên ảnh hưởng tới các phong trào thi đua của nhà trường.
Một số giáo viên kinh nghệm về công tác chủ nhiệm còn hạn chế nên chưa đôn đốc được các phong trào.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Duy trì nề nếp sinh hoạt chủ nhiệm.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công.
Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.
5. Tự đánh giá: