Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý du lịch (Trang 68 - 71)

Khi nghiên cứu phân vùng, dù là phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị. Vai trò của nó đã quá rõ ràng, bởi vì không thể phân vùng nếu thiếu hệ thống phân vị.

Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây ra nhiều tranh luận. Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nghĩa là mỗi nhà nghiên cứu có thể sử dụng một hệ thống phân vị khác nhau.

Có nhà nghiên cứu phân hệ thống du lịch thành 4 cấp30, người khác lại có ý tưởng phân thành 6 cấp31. M. Buchvarov (1982) xây dựng hệ thống phân vị 5 cấp: Điểm du lịch – Trung tâm du lịch - Tiểu vùng - Á vùng - Vùng du lịch. Theo phương án của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1991) Hệ thống phân vị Việt Nam cũng được chia thành 5 cấp từ thấp đến cao.

1- Điểm du lịch, 2- Trung tâm du lịch, 3- Tiểu vùng du lịch, 4- Á vùng du lịch, 5- Vùng du lịch.

1- Điểm du lịch

- Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch có thể tương đói lớn (thí dụ điểm du lịch Cúc Phương, điểm du lịch Điện Biên Phủ...)

- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó tự nhiên, văn hóa - lịch sư hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc

30E.A. Kotliarov (1978) đề nghị hệ thống phân vị 4 cấp: nước cộng hòa (vùng, biên khu, tỉnh) - vùng du lịch - địa phương du lịch - tiểu vùng du lịch.

31 . L.Đinev, nhà địa lýdu lịch có tiếng tăm, sử dụng hệ thống phân vị 6 cấp: đối tượng du lịch - hạt nhân - khu - tiểu vùng - vùng - du lịch cơ bản (1973).

69

kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.

- Thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn (không quá 1 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ thí dụ, điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan...)

Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong tổng hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).

2- Trung tâm du lịch

- Trung tâm du lịch là một cấp hết sức quan trọng. Về đại thể, đó là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ này tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch (nội địa, quốc tế) rất lớn.

- Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch.

- Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài.

- Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo dựng bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Theo cách nói thông thường, đây là các cực, để thu hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng.

- Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể có diện tích tương đương với diện tích của một tỉnh.

3- Tiểu vùng du lịch

Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng cũng khá lớn.

- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại.

- Trong thực tế ở nước ta, có thể phân biệt 2 loại hình tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng).

70

Giữa hai loại hình tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ. Loại hình thứ hai có thể có tài nguyên, song do những lý do nhất định, tiềm năng chưa có diều kiện để trở thành hiện thể

4- Á vùng du lịch

- Á vùng du lịch là tập hợp các điểm vùng, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn các thông số hoạt động và lãch thổ du lịch rộng hơn. Xét về các mối quan hệ dân cư - quần cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng bao gồm cả những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong lãnh thổ đa dạng hơn.

- Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định, chuyên môn hóa đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù có thể chưa đậm nét. Sự hình thành và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hóa lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành các á vùng. Trong trường hợp ấy, hệ thống phân vị thực sự chỉ còn 4 cấp: Điểm du lịch - Trung tâm du lịch - Tiểu vùng du lịch - Vùng du lịch.

5- Vùng du lịch

- Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, như trên đã trình bày, vùng du lịch như một tổng thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn - xã hội... bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vục du lịch.

- Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới chuyên môn hóa. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hắn với vùng kia.

Ở nước ta, chuyên môn hóa của các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chuyên môn hóa gì và xu hướng phát triển ra sao thì còn cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa.

- Các mối liên hệ nội, ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Ngoài ra, với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu vục không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch).

- Cũng như các tiểu vùng, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế). Ở nước ta, có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng. Song trên bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch

71

Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan niệm này phù hợp hơn với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta về phương diện du lịch. Chỉ có trên cơ sở quan niêm như vậy thì mới có thể cắt nghĩa một số hiện tượng rất khó lý giải trong thực tế sinh động và đa dạng của hoạt động du lịch.

Chính trong truờng hợp này, phân vùng du lịch thể hiện rõ tính kiến thiết của nó. Vùng du lịch là một thực thể khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người. Nói như vậy không có nghĩa là con người không có vai trò gì trong việc hình thành và phát triển các vùng. Con người, thông qua công tác phân vùng du lịch, có thể thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các vùng du lịch nếu như việc nghiên cứu của họ tôn trọng các quy luật và thực tế khách quan. Ngược lại, nếu nghiên cứu hoàn toàn chủ quan, không chú ý đến thực tế khách quan thì họ sẽ phỉa trả giá đắt cho hành động của mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý du lịch (Trang 68 - 71)