Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý du lịch (Trang 90)

4.3.1. Khái quát về vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm một lãnh thổ rộng lớn ở phần phía nam của đất nước; phía bắc giáp với vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía cây giáp với Cam-pu-chia, phía đông và đông nam giáp với Biển Đông.

Vùng gồm lãnh thổ của 30 tỉnh thành: 6 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng có diện tích 147.184km2, bao gồm 2 á vùng du lịch: á vùng du lịch Nam Trung Bộ (11 tỉnh) và á vùng du lịch Nam Bộ (gồm 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long).

Trung tâm du lịch của vùng là Từ. Hồ Chí Minh.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rất đa dạng. Là nơi cư trú của nhiều dân tộc với những bản sắc văn hoá phong tục tập quán riêng, không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế.

4.3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Lãnh thổ của vùng bao gồm phía nam duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, phần Đông Nam Bộ và đồng bằng châu thổ sông Mê Kông. Đặc biệt là khu vực duyên hải có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Nha Trang, Quy Nhơn, Long

91

Hải, Phước Hải, Vũng Tàu và nhiều hải cảng lớn như Vũng Tàu, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang...

Bên cạnh các bãi tắm rất đẹp, vùng có có nhiều đảo và quần đảo, vừa cung cấp nhiều sản phẩm nổi tiếng của biển, vừa là những nơi tham quan du lịch như các đảo từ Mũi Né đến vùng vịnh Cam Ranh, Côn Đảo, Phú Quốc...

Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ trung bình năm trên 260C, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11. Nhìn chung, khí hậu của vùng có nhiều thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Đặc biệt trên các cao nguyên, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ biến đổi nhanh chóng trong ngày, nhưng nhiệt độ cực đại năm chưa bao giờ vượt quá 300C và nhiệt độ cực tiểu không thấp hơn 140C.

Trong vùng còn có nguồn nước khoáng ở Tây Nguyên và Nam Bộ với các loại Bicacbonat natri, Bicacbonat natri canxi, Clorua bicacbonat.

Với các loại đất phù sa, đất đỏ bazan cộng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên vùng có tài nguyên động thực vật phong phú; có nhiều VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ tự nhiên như khu vực dự trừ thiên nhiên Suối Trại thuộc huyện Tây Sơn (Bình Định), Kim Cha Răng thuộc huyện Khang (Gia Lai), trạm thuần dưỡng động vật Eakeo thuộc Tp. Buôn Ma Thuột, VQG Yook Đôn, VQG Cát Tiên, VQG U Minh Thượng, VQG Trăm Chim, VQG Phú Quốc, VQG Đất Mũi...

Tài nguyên du lịch về tự nhiên của vùng khá phong phú đa dạng, có sức thu hút du khách, tạo điều kiện cho vùng có thể phát triển nhiều loại hình du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái…

4.3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển phong phú, đa dạng, là nhân tố quan trọng kích thích, thúc đẩy du lịch của vùng phát triển. Vùng có đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất, đồng thời cũng là vùng trồng cây ăn quả lớn của toàn quốc; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng trồng cây công nghiệp nổi tiếng.

Tp. Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố năng động nhất thế giới (năm 1997). Nơi đây là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của vùng, có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Các hoạt động kinh tế của vùng có vai trò lớn trong việc cung cấp những nhu cầu cần thiết cho du khách như các đặc sản, quà lưu niệm...

Các cơ sở kinh tế (nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp độc đáo) là các đối tượng tham quan du lịch trên các lộ trình của các tuyến ôn lịch ở vùng như cơ sở chế biến hải sản Nha Trang, cảng cá Phan Thiết, dải công nghiệp Tam Hiệp - Biên Hoà, xưởng đóng tàu Ba Son, xí nghiệp điện tử Tp. Hồ Chí

92

Minh, nhà máy in Trần Phú, liên doanh dầu khí, xưởng sơn mài Sài Gòn, thuỷ điện Trị An, Liên hiệp chè, cà phê Bảo Lộc, tơ tằm Bảo Lộc...

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địabàn cư trú của nhiều dân tộc. Ở vùng đồng bằng, bên cạnh dân tộc Kinh còn có các dân tộc khác cùng chung sống lâu đời, vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hoá nghệ thuật, phong tục tập quán mang sắc thái riêng. Như dân tộc Chăm với những tháp Chăm mang kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá, bằng gạch, với lễ hội Katê đặc sắc; người dân hiền lành, cần cù chăm chỉ, có nghề dệt vải thổ cẩm hoa văn, màu sắc rực rỡ, rất nổi tiếng. Dân tộc Khơ- me sống chủ yếu ở Tây Nam Bộ với những ngôi chùa tháp, những lễ hội mừng năm mới, lễ hội ók om bok, lễ hội đua ghe ngo, lễ hội đua bò...

Trên các cao nguyên xếp tầng và vùng núi cao có nhiều dân tộc ít người sinh sống: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xu Đăng, Mơ Nông..., tuy trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế song vẫn giữ gìn được những bản sắc dân tộc riêng với nền văn hoá nghệ thuật dân gian độc đáo. Đó là những nhạc cụ như đàn t'rưng, đàn krông pút, đàn đá, cồng chiêng. Đặc biệt với những giá trị văn hoá đặc sắc, cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên ngày 25/11/2005 đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền miệng của thế giới. Những giai điệu múa đặc sắc như: hội săn, hội mùa, những giai điệu nhạc, lời ca huyền diệu mang đậm sắc màu của núi rừng Tây Nguyên. Nơi đây còn có nhiều lễ hội thu hút du khách như lễ hội đâm trâu, cầu mùa, lễ bỏ mả. Đây cũng là quê hương của những bản trường ca, những câu chuyện thần thoại huyền bí.

Tất cả các tỉnh trong vùng đều có các di tích văn hoá lịch sử, tuy sự phân bố không đồng đều, song đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch. Tp. Hồ Chí Minh với 400 di tích, có mật độ 19,1 di tích/km2với 17 di tích được xếp hạng quốc gia, Bà Ria - Vũng Tàu với 100 di tích, có mật độ 5,1 di tích/km2 là những địa phương có mật độ di tích cao của vùng.

4.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch

Vùng có mạng lưới giao thông tương đối phát triển với sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại đường giao thông với nhau, tạo cho vùng có thể thực hiện mối giao lưu kinh tế trong vùng, với các vùng khác và quốc tế.

Quốc lộ lAvà tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy theo chiều dài của vùng từ Bắc đến Nam, nối liền Tp. Hồ Chí Minh với các thành phố khác trong cả nước, có tầm quan trọng rất lớn với phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và du lịch nói riêng. Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường thuận lợi cho việc khai thác các tuyến, điểm du lịch của vùng.

Vùng có mạng lưới giao thông đường sông phát triển dày đặc vừa là phương tiện, vừa là đối tượng tham quan du lịch, gồm có hệ thống sông Cửu Long, hạ lưu sông Đồng Nai, hệ thống kênh đào...

93

Vùng cũng có hệ thống đường biển với các hải cảng: Sài Gòn, Nha Trang, Rạch Giá, Hà Tiên, có thể đưa đón khách du lịch bằng đường thuỷ giữa các vùng trong toàn quốc và quốc tế. Từ Cảng Sài Gòn có các tuyến đường đi Hồng Kông (930 hải lý), Xin-ga-po (1.117 hải lý), Băng Cốc (1.180 hải lý), Xi-ha-núc, Ô-đet-xa...

Vùng còn có nhiều sân bay với các tuyến đường bay trong nước và quốc tế giúp cho việc vận chuyển hành khách thuận tiện.

Việc cung cấp điện cho các ngành kinh tế và sinh hoạt cũng như du lịch của vùng còn nhiều hạn chế. Các nhà máy điện của vùng chủ yếu là nhiệt điện, có công suất nhỏ, máy móc thiết bị cũ. Nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ, công suất 3.200 MW lớn nhất cả nước đi vào hoạt động đã đáp ứng cơ bản nhu cầu điện của vùng.

Về thuỷ điện, trong vùng có các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, Trị An, Yaly, Đrây Hlinh, Thác Mơ... Các nhà máy thuỷ điện này ngoài chức năng cung cấp điện thì hồ chứa nước của chúng cũng là những điểm du lịch hấp dẫn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng tập trung với mật độ cao. Các khách sạn, nhà hàng với chất lượng phục vụ cho việc ăn, ở, giải trí khá tốt như ở tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt. Các điểm du lịch ở các thành phố, thị xã khác của vùng số lượng và chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn hạn chế như Quy Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Cần Thơ, Hà Tiên, Phú Quốc và nhất là ở vùng Tây Nguyên.

Nhiều nơi trong vùng còn bị thiếu nước sinh hoạt về mùa khô.

4.3.3. Các loại hình du lịch đặc trưng và địa bàn du lịch chủ yếu của vùng

Các loại hình du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển, núi (á vùng Nam Trung Bộ), du lịch, tham quan sông nước, sinh thái, hội nghị, hội thảo (á vùng Nam Bộ).

Các loại hình du lịch cụ thể

- Giao tiếp về phát triển kinh tế - xã hội, hội nghị, hội chợ triển lãm. - Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, hồ, vùng ngập mặn, vùng núi. - Tham quan nghiên cứu các di tích chống Mỹ cứu nước.

- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá Chăm, di sản tôn giáo.

- Tham quan vùng sông nước, miệt vườn, vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

- Tham quan nghiên cứu vùng văn hóa các dân tộc Chăm, Khơ-me, và các dân tộc ở Tây Nguyên.

- Du lịch lặn biển, thể thao biển, sinh thái biển ở Nha Trang. - Du lịch sinh thái tại các VQG.

94

Các địa bàn hoạt động du lịchcụ thể

Cảnh quan nghỉ dưỡng giải trí

- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: Thuộc Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tiên, Vũng Rô, Đại Lãnh, Văn Phong, Dốc Lết, Bãi Tiên, Đồng Đế, Nha Trang, Hòn Trũ, các bãi biển: Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) Bình Châu, Long Hải, Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Hòn Chông (Hà Tiên)...

Cảnh quan nghỉ dưỡng núi: Cao nguyên Lâm Đồng với hai trung tâm du lịch nổi tiếng là Đà Lạt và Bảo Lộc với nhiều cảnh quan hấp dẫn: hồ Đan Kia, suối Vàng, đỉnh Lâm Viên, hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, sân golf, Trung tâm tơ tằm, chè - cà phê, hệ thống sinh thái của sông Đồng Nai, rừng thông thuần chủng Đà Lạt...

Các cảnh quan hồ: Hồ Yaly (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), hồ Lắk (Đắk Lắk), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ (Sông Bé), Trị An (Đồng Nai), Thị Nại (Quy Nhơn), hệ thống hồ Đà Lạt...

- Các VQG: Nam Cát Tiên, Côn Đảo, U Minh Thượng, Phú Quốc, Chàm Chim...

Các di tích chống Mỹ cứu nước

Bán đảo Phượng Hoàng (Quy Nhơn), Cam Ranh (Khánh Hoà), sân bay Thanh Sơn (Ninh Thuận), Xuân Lộc (Đồng Nai), Chiến khu D (Tây Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh), Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Bến Dược (Tp. Hồ Chí Minh), Bạch Dinh (Vũng Tàu), Đồng khởi Bến Tre, Côn Đảo...

Các di tích khác.

Các tháp Chăm (Ninh Thuận - Bình Thuận - Khánh Hoà), Tây Sơn (Bình Định), Toà thánh Cao Đài, đền Bà (Tây Ninh), chùa Bà núi Sam, núi Sập, khu di tích Óc Eo, Thoại Sơn (An Giang), quê Bác Tôn (Long Xuyên)...

4.4. Quy hoạchmới theo 7 vùng

Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 chia ra 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược đến năm 2010, các vùng du lịch gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.

"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011

Các tiêu chí phân vùng du lịch (Việt Nam) - Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.

95

- Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống.

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình quân đầu người.

- Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngày 22/1/2013 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trung tâm du lịch như sau:

* Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

1. Sơn La - Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

2. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.

3. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.

4. Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.

5. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

* Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh, gồm 3 trọng điểm du lịch là:

1. Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.

2. Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với núi Yên Tử và cảnh quan biển đảo Đông Bắc, đặc biệt là Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.

3. Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

96

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

1. Thanh hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.

2. Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành…

3. Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.

* Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP.Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

1. Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…

2. Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…

3. Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý… * Vùng Tây Nguyên

Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý du lịch (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)