Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý du lịch (Trang 85 - 90)

4.2.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ

86

Vùng du lịch Bắc Trung bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, gồm tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Tp. Đà Nẵng với diện tích 34.743km2. Phía bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp với các tỉnh Bình Định, Gia Lai và Kim Tum, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

Vùng nằm trên mảnh đất đầy biến động suốt chiều dài lịch sử của đất nước nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội của vùng, với nhiều địa danh nổi tiếng.

Sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến gần một thế kỷ trong suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Thực dân Pháp đã nổ súng đầu tiên ở cửa Hà (Đà Nẵng) mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược ở nước ta. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Vì nằm ở vị trí trung tâm đất nước, gần kề với núi và biển. Nên Huế đã được chọn làm thủ phủ Đàng trong dưới thời chúa Nguyễn, kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và dưới thời các vua Nguyễn. Huế còn là một trong những trung tâm Phật giáo của miền Trung và cả nước. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá và hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu.

Từ thế kỷ IV, Mỹ Sơn đã là Thánh đô của vương quốc Chăm-pa và Hội An đã trở thành thương cảng sầm uất của vương quốc Chăm-pa với tên Đại Chiêm Hải Khẩu.

Dân cư của vùng có truyền thống cần, kiệm, lịch thiệp, mến khách, tạo nên những giá trị văn hoá đặc sắc của vùng, gây cảm xúc lớn với du khách.

Vùng được hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp, là nơi giao lưu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu - miền Bắc và miền Nam, giữa hai đơn vị kiến tạo lớn, là nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư của thực, động vật.

Vì vậy đã tạo cho thiên nhiên của vùng đa dạng, phong phú có những nét độc đáo riêng.

Khoảng 4/5 diện tích của vùng là đồi núi và cồn cát, phần lớn bị chia cắt thành những vùng nhỏ hẹp. Núi thường ăn lan ra biển, phía tây là dãy Trường Sơn cao trung bình 600 - 800m, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo lên những cảnh quan đẹp như đèo Ngang, đèo Hải Vân. Đồng bằng của vùng nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát, lấn sâu vào đất liền. Bờ biển có nhiều đầm phá và có nhiều bãi biển đẹp, nhiều đảo và cù lao.

Do dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển, trở thành ranh giới của khí hậu, tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam, giữa các địa phương trong vùng. ở Huế có lượng mưa trung bình năm tới 2.800mm và có mùa đông lạnh, nhưng ở Đà Năng lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 2.000mm và khí hậu nóng quanh năm. Vùng còn chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, bão lụt, gió lơn gây khó khăn cho hoạt động du lịch và phát triển kinh tế.

87

Sông ngòi của vùng thường ngắn, dốc, nước trong xanh, tạo phong cảnh đẹp, nhưng thường hay có lũ đột ngột.

Thực động vật của vùng phong phú, dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, có nhiều loại động vật quý hiếm, có sự đa dạng sinh học cao. Biển của vùng có nhiều ngư trường lớn, là nguồn thực phẩm dồi dào.

Do đồng bằng nhỏ hẹp và khí hậu có nhiều thiên tai nên bình quân lương thực đầu người của vùng thấp, thường xuyên thiếu lương thực. Vì vậy sự phát triển kinh tế biển, rừng, du lịch sẽ tạo ra những thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, góp phần bảo vệ môi trường và những giá trị văn hóa của vùng. 4.2.1.2. Tài nguyên du lịch

Do những giá trị đặc sắc, đa dạng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lịch sử phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ có tiềm năng du lịch, phong phú đặc sắc.

Nguồn tài nguyên du lịch của vùng có mức độ tập trung tương đối cao, dọc theo quốc lộ 1A và phát triển thành cụm với bán kính gần 100km, xung quanh Huế - Đà Nẵng. Vì vậy, đây là những nguồn lực quan trọng để Huế và Đà Nẵng trở thành hai trung tâm du lịch của vùng.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, là đối tượng tham quan, nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển, nghiên cứu khoa học rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, VQG Bạch Mã, đèo Hải Vân, bãi biển Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm, nước khoáng Mỹ An, Bàn Thạch, Đèo Ngang...

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng phong phú, có mức độ tập trung cao, có giá trị về lịch sử văn hóa so với các vùng du lịch khác trong cả nước, tạo cho vùng có nhiều trung tâm, điểm du lịch với khoảng cách gần nhau, thuận tiện cho việc tổ chức các tuyến tham quan, hấp dẫn du khách.

Vùng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ như các di tích sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, hệ thống địa đạo ở Vĩnh Linh, thành cổ Quảng Trị, các nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, đường Trường Sơn... Cả nước có 4 di sản văn hóa thế giới đều tập trung ở vùng, đây là những điểm đến hấp dẫn không thể thiếu được đối với du khách trong nước và quốc tế. Vùng còn lưu giữ nhiều ngôi chùa, đền, các bảo tàng nổi tiếng là những điểm tham quan hấp dẫn du khách.

Cùng với nguồn tài nguyên du lịch vật thể giàu có, đa dạng, hấp dẫn, vùng còn lưu giữ nhiều di tích văn hoá nghệ thuật về tinh thần như những điệu nhạc, khúc hát cung đình, những làn điệu hát Bội, những điệu hò Huế, hò Quảng say đắm lòng người.

88

Vùng cũng còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt mang nét đẹp truyền thống của dân tộc và có nhiều nghề cổ truyền nổi tiếng: dệt thổ cẩm của người Bru - Vân Kiều, thêu ren, dệt thảm len, tơ lụa đất Quảng, nghề chạm khắc đá ở chân núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng).

Vùng cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp về bản sắc văn hoá riêng có cũng là tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.

4.2.1.3. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông của vùng nhìn chung thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đường sắt và đường bộ Bắc - Nam chạy dọc địa phận của vùng, vùng còn có quốc lộ 9 dài 89km từ cảng Cửa Việt đến cửa khẩu Lao Bảo. Cửa khẩu Lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế vào năm 1993, thuận lợi cho du lịch quá cảnh với Lào, Thái Lan. Đường giao thông đến huyện ly của vùng đang được chú ý nâng cấp, đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng và quốc lộ 14 chạy dọc phía tây của vùng thuận tiện cho phát triển du lịch với các tỉnh Tây Nguyên.

Vùng có nhiều cảng biển lớn thuận tiện việc vận chuyển, đón du khách bằng đường biển trong nước và quốc tế như cảng Đà Năng, cảng Chân Mây đã đón nhiều đoàn khách quốc tế.

Vùng có các sân bay: sân bay quốc tế Đà Năng, có thể đón những máy bay lớn, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của vùng; sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi) đã được cải tạo, phục vụ cho việc đi lại thuận tiện của du khách.

Hiện tại hệ thống cung cấp điện và nước của vùng còn kém phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, sinh hoạt cũng như du lịch. Sản lượng điện đầu người của vùng còn thấp. Nhà máy thuỷ điện Yaly được đưa vào hoạt động, cùng với việc vận hành của đường dây tải điện 500 KW đã giúp cho vùng giải quyết những khó khăn về nhu cầu điện.

Mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại, điện báo của vùng cũng đã được phát triển, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên việc thông tin liên lạc ở những điểm du lịch xa của vùng đôi khi còn gặp khó khăn.

4.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của vùng hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách, có nhiều khách sạn, nhà hàng, nghỉ dưỡng có chất lượng cao. Tp. Huế, Tp. Đà Nẵng, thị xã Hội An, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Nhật Lệ có nhiều khách sạn được xếp sao nhiều nhà hàng sang trọng đáp ứng nhu cầu dịch vụ có chất lượng cao, đa dạng của du khách.

89

Các loại hình du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan các di tích lịch sử, cách mạng, kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh, du lịch sinh thái.

Các loại hình du lịch

Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá truyền thống: Di sản văn hoá thời nhà Nguyễn ở Huế, di sản văn hoá Chăm ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

- Tham quan nghiên cứu các di tích chống Mỹ cứu nước.

- Nghỉ dưỡng, giải trí, cảnh quan ven biển, hồ và núi, hang động. - Tham quan VQG, khu dự trừ tự nhiên.

- Các hình thức du lịch biển (ven biển, đảo). - Du lịch hội nghị, hội thảo.

- Nghỉ dưỡng, chừa bệnh bằng nước khoáng. - Thể thao biển.

- Du lịch lễ hội.

Các địa bàn hoạt động chủ yếu

* Các di sản văn hoá truyền thống

- Di sản văn hoá thời Nguyễn tập trung ở Huế và vùng lân cận: Hoàng Thành, Khu lăng tẩm, các chùa, các khu nhà vườn, cảnh quan, sinh thái, tài nguyên nước khoáng xung quanh quế, các di tích dọc sông Hương.

- Di sản văn hoá Chăm: Thánh địa Mỹ Sơn, Kinh đô Trà Kiệu, bảo tàng Chăm, đô thị cổ Hội An.

- Di tích lịch sử: Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương. - Di sản văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện vùng cao như A Sao, A Lưới, Hiên, Giằng, Hướng Hoá.

- Di tích tôn giáo La Vang (Hải Lăng - Quảng Trị), cụm đền chùa Ngũ Hành Sơn.

* Các khu cảnh quan nghỉ ngơi giải trí

- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: các bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huê), Cửa Đại, Non nước (Đà Nẵng), cửa Tùng (Quảng Trị), Đèo Ngang, Lý Hoà, bãi Đá nhảy (Quảng Bình), Cù lao Chăm (Hội An), Mỹ Khê (Quảng Ngãi)...

- Cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí vùng hồ phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Thừa Thiên – Huế), hồ Phú Ninh, vịnh Nam Ô (Quảng Nam - Đà Nẵng), sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nằng), hồ Thủy Tiên (Huế)

90

- Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), núi Bà Nà (Đà Nẵng), đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Lý Hoà, bán đảo Sơn Trà.

- Cảnh quan núi đá hang động: các động trong VQG Phong Nha Kẻ - Bàng.. * Các di tích chông Mỹ cứu nước

- Cụm di tích Vĩnh Mốc - Hiền Lương (Quảng Trị): địa đạo, ranh giới quân sự tạm thời giữa hai miền trên sông Bến Hải trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

- Cụm đường quốc lộ 9: Cửa Việt, sân bay ái Tử, Cam Lộ (Quảng Trị), căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời, Khe Sánh, sân bay Tà Cơn, đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9.

- Cầu Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị, cửa Thuận An, bán đảo Sơn Trà. - Các sân bay: Đà Năng, Nước Mặn, Chu Lai (Quảng Ngài), Phú Bài (Huế). * Thành phố cổ

- Huế, thành phố cảnh quan, thành phố vườn, các di tích văn hoá dưới thời nhà Nguyễn, được kết hợp hài hoà với phong cảnh tự nhiên.

- Hội An, cảng Chăm cũ.

Các trung tâm lưu trú chính: Huế- Đà Năng, thị xã Đông Hà, thị xã Hội An, Tp. Đồng Hới.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý du lịch (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)