Các đới cảnh quan tự nhiên

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 2 (Trang 31 - 35)

A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG

2.5. Các đới cảnh quan tự nhiên

2.5.1. Đặc điểm của hệđộng, thực vật lục địa Australia

- Thực vật của Australia có đặc điểm:

+ Bảo tồn được nhiều loài của các lục địa phương nam: dẻ phương nam, các loài thuộc họcơm vàng, các loài lá nhọn…

+ Có nhiều loài di cư: Ficus, dứa dại, họ dừa… (do được nối với quần đảo Mã lai)

+ Có nhiều loài địa phương: chiếm đến 9.000/12.000 (75%) loài của lục địa, điển hình là keo, bạch đàn…

- Động vật Australia nghèo về thành phần loài. Mang tính chất cổ xưa, có tính địa phương cao.

Một số loài phổ biến: Thú có túi (chó sói túi, gấu túi, chuột nhảy có túi, thú ăn kiến có túi…); Thú đơn huyệt: thú mỏ vịt, thú lông nhím…và các loài chim như: chim đàn lớn, vẹt, kivi, chim moa, đà điểu, chim thiên đường lớn

2.5.2. Các đới cảnh quan tự nhiên trên lục địa Australia

Cảnh quan tự nhiên của Australia biểu hiện tính địa đới khá rõ rệt. Có thể phân thành các vòng đai sau:

31

Hình 2.7. Lược đồcác đới cảnh quan lục địa Australia

2.5.2.1. Vòng đai xích đạo

- Phạm vi: Chiếm phần phía bắc đảo New Guinea và một sốđảo nhỏ phía bắc quần đảo Bixmac.

- Đặc điểm:

+ Thực vật rất phong phú, ngoài thành phần hệ thực vật Australia còn có thành phần của hệ thực vật Ấn Độ - Mã Lai với nhiều loài gỗ quý.

+ Động vật thường gặp có sóc túi, gấu túi thơm, lợn rừng Papua, chồn túi và

32

+ Thổ nhưỡng: Dưới đới rừng xích đạo ẩm hình thành đất feralit rửa trôi và feralit có mùn núi cao. (Xem hình 2.7. Lược đồ các đới cảnh quan lục địa Australia).

2.5.2.2. Vòng đai cận xích đạo

Tạo thành một dải bao gồm phần phía nam đảo New Guinea, phía nam quần đảo Bixmac, quần đảo Xôlômôn và phía bắc lục địa Australia cho tới vĩ tuyến 19oN, tức là phù hợp với đới khí hậu gió mùa xích đạo. Có thể phân biệt các đới sau:

* Đới rừng gió mùa

- Phạm vi: Phân bố thành một dải hẹp ven bờ phía bắc lục địa, kéo dài từ cao

nguyên Himbơli đến phía nam bán đảo Iooc.

- Đặc điểm: Gồm nhiều loại cây rụng lá về mùa khô, trên các cồn cát ven biển thường gặp các rừng phi lao, còn trên các bãi phù sa ven biển phát triển rừng ngập mặn.

* Đới rừng thưa, xavan cây bụi

- Phạm vi: Phân bố trong các vùng nội địa - Đặc điểm:

+ Đới rừng thưa xavan cây bụi có lượng mưa ít và mùa khô kéo dài hơn đới

rừng gió mùa.

+ Thực vật: Cánh đồng cỏ cao xen cây bụi như keo, bạch đàn hoặc cây bụi gai, cây bao báp, cây hình chai.

+ Thổnhưỡng: Feralit đỏ hoặc nâu đỏ. 2.5.2.3. Vòng đai nhiệt đới

Tạo thành một dải rộng nằm phía nam vòng đai cận xích đạo cho tới vĩ tuyến 300N, có sựthay đổi cảnh quan theo chiều đông – tây.

* Đới rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

- Phân bố: Sườn đông của dãy Đông Australia - Đặc điểm

33

+ Thực vật: phong phú gồm các loài gỗ quí và cây họ dừa, họ sung vảđến loài dương xỉ thân gỗ (đặc biệt có cây vạn tuế là đại diện rất cổ của hệ thực vật Australia) và loài dây leo, bạch đàn.

+ Thổnhưỡng: feralit đỏ vàng.

* Đới rừng thưa, xavan cây bụi: Phát triển trên các sườn thấp và thung lũng phía tây dãy Đông Australia và phía đông vùng đồng bằng trung tâm. Cảnh quan ở đây rất gần với cảnh quan rừng thưa xavan cây bụi của vòng đai cận xích đạo nói trên.

* Đới hoang mạc và bán hoang mạc

- Phân bố: Vùng rộng lớn từđồng bằng trung tâm đến bờ tây lục địa. - Đặc điểm:

+ Khí hậu: Khô nóng, lượng mưa rất thấp.

+ Thực vật: Chủ yếu là cây bụi gai, phổ biến là keo gai, ngoài ra ở những vùng khô hạn nhất còn có các loài cỏ cứng.

+ Động vật: Nghèo nàn. 2.5.2.4. Vòng đai cận nhiệt

Chiếm phần còn lại phía nam lục địa Australia và phía bắc New Zealand. Gồm các đới sau:

* Đới rừng cận nhiệt ẩm

- Phân bố: Bắc New Zealand, bắc Taxmania, nhưng chủ yếu phân bố trên các

sườn núi phía đông nam dãy Đông Australia.

- Đặc điểm:

+ Thực vật: chủ yếu là loài bạch đàn, ngoài ra còn có dương xỉ thân gỗ, nhiều loài dây leo, dẻphương nam và một vài loài cây lá nhọn.

+ Động vật: Phổ biến là loài chuột túi cây, gấu túi, chim…

* Đới thảo nguyên và thảo nguyên rừng: Phát triển trong vùng đồng bằng Mơrây - Đáclinh.

* Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt: Tạo thành một dãy hẹp ở bờ tây nam. Trong rừng phổ biến các loài bạch đàn lá cứng, thường xanh, có thân cao, lớn. Tầng dưới rừng có nhiều cây bụi và cỏ.

34

* Đới thảo nguyên khô, cây bụi bán hoang mạc phát triển trong nội địa.

2.5.3. Cảnh quan tựnhiên vùng đảo châu Đại Dương

2.5.3.1. Các đảo thuộc Mêlanêdi và New Zealand

Phát triển rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm thường xanh. Tương tự như đới rừng xích đạo Đông Nam Á, song về thành phần loài có nhiều nét gần với lục địa Australia.

Ởđảo Niu Dilân phát triển rộng rãi rừng lá rộng và rừng lá kim. 2.5.3.2. Các đảo thuộc Micrônêđi và Pôlinêđi

Giới động vật và thực vật rất nghèo vềloài. Trên các sườn núi lửa đã tắt phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm, còn trên các đảo san hô thường phát triển các rừng dừa.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 2 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)