Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước châ uÁ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 2 (Trang 63 - 68)

B. Khái quát về địa lý nhân văn và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội

3.4. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước châ uÁ

3.4.1. Đặc điểm

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Nhân dân nhiều nước giành độc lập, giải phóng đất nước, thành lập nhà nước và đi theo chế độ chính trị xã hội khác nhau như xây dựng mô hình nhà nước XHCN (Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam).

Nhiều nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh (đặc biệt Nhật Bản), nên kinh tế châu Á lạc hậu, nông nghiệp là chủ yếu nhưng năng suất và sản lượng thấp, chỉ có công nghiệp khai thác và công nghiệp nhẹ, đời sống nhân dân khổ cực.

Trước tình hình đó, chính phủ các nước tìm mọi cách để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, song hiệu quả rất khác nhau.

+ Nền kinh tế châu Á có nhiều thay đổi vì các quốc gia đều thực hiện chiến lược công nghiệp hoá cải cách và mở cửa tuỳ theo đều kiện của từng quốc gia, có

nhiều bước đi và con đường khác nhau.

+ Kinh tế châu Á tăng trong đầu thập kỉ 90, cuối 90 giảm do khủng hoảng tài chính, đầu thế kỉ XXI đã phục hồi. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và

Ngân hàng châu Á (ADB) tăng trưởng kinh tế châu Á đạt mức 5,6% (2002), 6,6%

(2004), trong đó kinh tếĐông Á đạt mức cao hơn.

+ Cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu đã có sự chuyển đổi (tăng tỉ lệ ngành dịch vụ, giảm tỉ lệ ngành nông nghiệp, tăng xuất khẩu hoàn chỉnh, giảm xuất khẩu khoáng sản và sản phẩm thô).

+ Hình thành các khu vực mậu dịch tự do giữa các nước trong hiện tại và tương lai (2005 và 2010). Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ASEAN + Trung Quốc, ASEAN + Đông Bắc Á. Khu vực mậu dịch tự do Nam Á (chưa hiệu quả vì những bất ổn về kinh tế và xã hội). Một số nước Trung Đông cũng có kì vọng xây dựng khu vực mậu dịch tự do. Hình thành các tam giác, tứ giác tăng trưởng.

63

Tuy vậy, châu Á có nhiều vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh phải giải quyết như: Khủng bố(Inđônêxia, Philippin), đòi li khai (Inđônêxia, Philippin) tranh chấp lãnh thổ và một số vấn đề chính trị giữa hai cường quốc hạt nhân ở Nam Á (Ấn Độ, Pakistan), mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc ở một sốnơi.

3.4.2. Các ngành kinh tế

3.4.2.1. Nông nghiệp

Châu Á có diện tích tự nhiên đứng thứ ba thế giới sau châu Phi và châu Mĩ. Về dân số châu Á đứng đầu chiếm 59% dân số thế giới. Tỉ lệ dân số nông nghiệp châu Á là 51% (đứng thứ 2 thế giới sau châu Phi)

Tổng diện tích đất canh tác của các nước châu Á là 410 triệu ha, chiếm 19% diện tích tựnhiên, đất đồng cỏ 600 triệu ha, đất rừng 500 triệu ha.

Hình thức tổ chức sản xuất: Chủ yếu là các hộ nông dân, trang trại gia đình quy mô nhỏ. Qui mô đất đai của các hộ nông dân hoặc trang trại nhỏ nhất thế giới 3,5 – 5 ha trong khi qui mô trang trại châu Âu là 20 – 30 ha. Bắc Mĩ hơn 100 ha.

Mức độđầu tư trang thiết bị và trình độ khoa học – công nghệ sản xuất nông nghiệp ở châu Á, chỉ một sốnước và lãnh thổđạt trình độ sản xuất nông nghiệp cao: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Ixraen. Còn phần lớn các nước còn lại ở mức độ trang bị và trình độ công nghiệp hoá nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, mức độ phát triển khá nhanh.

Cuối thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX với thành quả của cuộc cách mạng xanh, một sốnước đã giải quyết được vấn đềlương thực như Ấn Độ, Inđonêxia, Philippin. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX nhiều nước có mức độ tăng trưởng nông nghiệp khá cao trở thành nước xuất khẩu gạo nổi tiếng nhất thế giới: Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam. Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX do hiện tượng Ennino, Inđonexia, Philippin phải nhập lương thực.

Tuy vậy, nông nghiệp châu Á còn nhiều khó khăn, thiên tại, đất ít, người đông, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh nên diện tích bình quân theo đầu người ngày càng thu hẹp, ruộng đất manh mún, nông dân nghèo, vốn tích luỹ ít.

64

Cây lương thực: Lúa nước giữ vịtrí hàng đầu với diện tích 132,5 triệu ha. Sản lượng 550 triệu tấn (2005). Lúa được trồng chủ yếu ở các đồng bằng phù sa màu mỡ. Nước có sản lượng lúa lớn nhất châu Á là Trung Quốc (187 triệu tấn), Ấn Độ (124 triệu tấn), Thái Lan (25 triệu tấn), Việt Nam (36 triệu tấn) (2004).

Lúa mì: Là cây thứ hai đứng sau lúa nước. Diện tích gieo trồng 86 triệu ha. Sản lượng 220 triệu tấn. Hai nước sản xuất lúa mì nhiều nhất là Trung Quốc hơn 100 triệu tấn, Ấn Độ 70 triệu tấn năm 2004.

Ngô: Châu Á có diện tích ngô khoảng 40 triệu ha. Nước trồng nhiều ngô là Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Philippin.

Sắn trồng nhiều ở Thái Lan, Inđonexia, Ấn Độ, Trung Quốc. Châu Á chiếm 30% tổng sản lượng sắn. Sắn là mặt hàng xuất khẩu lớn của Thái Lan trước thập kỉ 90, nay giảm vì nhu cầu thế giới không cần nhiều.

Cây công nghiệp

Cao su chiếm hơn 90 % diện tích và sản lượng thế giới. Cao su trồng nhiều ở

Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam, Ấn Độ.

Cà phê châu Á chiếm khoảng 1/6 sản lượng cà phê của thế giới, tập trung chủ yếu ởInđônêxia, Ấn Độ và Việt Nam.

Cọ dầu phát triển mạnh ở châu Á tập trung ở Malaixia, Inđônêxia. Châu Á chiếm 70% sản lượng nhân dầu cọ trên thế giới.

Châu Á chiếm 60% sản lượng chà là của thế giới, tập trung ở một sốnước Tây Á như Iran, Irắc, Arập Xêut.

Ngoài ra còn có ca cao, hồ tiêu, dừa, mía và các cây ăn quả, rau.

Cây lấy sợi chủ yếu bông, đay, gai… châu Á chiếm 50% sản lượng bông thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Udơbêkixtan là những nước sản xuất nhiều bông.

Đay chiếm 90% sản lượng thế giới, tập trung nhiều nhất ở Ấn Độ, Băngladét, Thái Lan…

+ Chăn nuôi

Đàn trâu, bò châu Á chiếm 40% số lượng thế giới. Ấn Độ là nước có đàn bò nhiều nhất châu Á, tiếp đến là Trung Quốc, Băngladét, Pakixtan. Cừu nuôi nhiều ở Trung Quốc, Mông Cổ. Dê chiếm 60% thế giới, Ấn Độ nuôi nhiều dê nhất. Lợn

65

chiếm 56% số lượng lợn thế giới, Trung Quốc nuôi nhiều nhất. Ngoài ra còn các loại gia cầm và các loại khác.

Sản lượng sữa thấp, Ấn Độ đứng đầu châu Á về sản lượng sữa. Sản lượng chế biến từ sữa thấp (phomat, sữa bột). Sản lượng mật ong nhiều (Trung Quốc, Ấn Độ là lớn nhất).

3.4.2.2. Công nghiệp

Công nghiệp là ngành được ưu tiên phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp hiện đại.

- Công nghiệp truyền thống

Công nghiệp khai khoáng phát triển ở các nước giàu khoáng sản, phục vụ công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu.

Khai thác than: Trung Quốc đứng đầu thế giới, sản lượng là 1950 triệu tấn (2004), Ấn Độ: 405 triệu tấn, Inđônêxia: 135 triệu tấn (2004).

Khai thác dầu: Tây Á (Irắc: 75 triệu tấn, Cô oét: 125 triệu tấn, Ôman: 50 triệu tấn, Ca Ta: 48 triệu tấn, Arập Xếut: 450 triệu tấn, Tiểu vương quốc Arập thống nhất: 130 triệu tấn, Iran: 220 triệu tấn, Nam Á: 80 triệu tấn, Trung Quốc: 170 triệu tấn – 2001)

Khai thác quặng sắt: nhiều nhất ởba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Khai thác mangan: Ấn Độ khai thác với sản lượng lớn nhất.

Khai thác kim loại màu: Châu Á là nơi nổi tiếng khai thác kim loại màu, đặc biệt là thiếc. Nhiều hơn cả là ba nước Đông Nam Á (Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan).

Khai thác đồng: Tập trung ở Philippin. Bôxít ở nhiều nơi.

Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp: xay sát, cao su, dầu cọ, dừa, cà phê, chè. Ngành này là thế mạnh của nhiều nước châu Á: Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc.

+ Công nghiệp chế biến thuỷ hải sản khá phát triển vì ởđây nhiều nước có sản lượng đánh bắt cá đứng đầu thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á, đánh bắt nuôi trồng nhiều thuỷ hải sản.

66

+ Công nghiệp dệt may là ngành ưu thế ở nhiều nước đang phát triển vì thu hút lực lượng lao động lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á).

Công nghiệp luyện kim (luyện thép): Châu Á trở thành nơi sản xuất nhiều trên thế giới như: Trung Quốc: 350 triệu tấn, Nhật Bản: 110 triệu tấn (2004), Ấn Độ, Hàn Quốc và Đông Nam Á.

Công nghiệp chế tạo máy phát triển ở tất cả các nước với trình độ khác nhau, phát triển nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độvà 6 nước ASEAN cũ.

- Các ngành công nghiệp hiện đại.

Công nghiệp điện tử: Nhật Bản đứng đầu thế giới.

Công nghệ thông tin: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ là những cường quốc công nghệthông tin. Ngoài ra còn có các nước ASEAN cũ, Hàn Quốc…

Công nghiệp hoá dầu: Nhật Bản, Singapore là hai trung tâm lọc hoá dầu nổi tiếng thế giới. Ngành này ở Trung Quốc, Ấn Độcũng rất phát triển.

Ngoài ra còn sản xuất nhiều sản phẩm đòi hỏi trình độkĩ thuật cao. 3.4.2.3. Dịch vụ

Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Nhiều nước có mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, hiện đại, phục vụ đắc lực cho đời sống và nền kinh tế: Nhật Bản, Singapore… nhưng nhiều nước còn lạc hậu: Afghanistan, Nêpan, Xri Lanca và một sốnước Tây Á.

Nhiều nước ở châu Á đã trởthành nơi thu hút khách du lịch quốc tế, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước: Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia.

Ngoại thương là ngành quan trọng với nhiều nước châu Á. Một số nước nổi lên như là một nước cường quốc thương mại – tài chính của thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ - Hàn Quốc… đặc biệt Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước có tổng kim ngạch ngoại thương đứng thứ 2, thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Đức.

67

C. ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC CHÂU Á 3.1. Bắc Á

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 2 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)