Khái quát về dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hôi

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 2 (Trang 35)

XÃ HỘI. 2.1. Dân số

Đây là quốc gia có cư dân ít nhất thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2006 là 33 triệu người, mật độtrung bình hơn 3 người/km2 thấp nhất so với các lục địa khác. Phân bốdân cư không đồng đều. Đại bộ phận dân cư tập trung dọc theo vùng duyên hải phía đông, vùng đông nam và duyên hải tây nam lục địa. Tại các vùng này mật độ trên 50 người/km2. Trái lại, ở nhiều vùng rộng lớn như miền Bắc, miền Trung và tây Australia dân cư rất thưa thớt, thậm chí vùng đồng bằng trung tâm hầu như không có người ở.

Trên các đảo châu Đại Dương dân số có khoảng gần 14 triệu người, mật độ

trung bình trên 16 người/km2. Một số đảo có mật độ rất cao như Nauru 649 người/km2, Tuvanu 402 người/km2. Một số khác có mật độ trung bình của thế giới (khoảng trên dưới 48 người/km2) như Xamoa 65 người/km2, Phigi 46 người/km2, Palau 43 người/km2. Những vùng có mật độ thấp dưới 15 người/km2 như Nuven Calêđôni 12,8 người/km2, Niu Ghine 12,7 người/km2.

2.2. Thành phần chủng tộc

Dân cư trên lục địa Australia cũng như trên các đảo châu Đại Dương gồm có

35

người châu Âu, con cháu của những người từ Anh, Ailen, Đức, Italia… di cư đến vào cuối thế kỉ Xviii đến đầu thế kỉ XX. Người bản địa chính là Ôxtraliêng thuộc đại chủng Ôxtralôit. Người Ôxtraliêng có đặc điểm là da màu sẫm, mắt đen, tóc đen uốn làn sóng, lông và râu rất rậm, mắt ngắn, cánh mũi và lỗmũi to, môi dày…

Trên các vùng đảo châu Đại Dương trước khi người châu Âu đến, người bản

địa khá đông. Tổng số khoảng 3,5 triệu người, dân bản địa sống trên các đảo châu

Đại Dương có thể xếp thành 4 nhóm chính:

- Mêlanêdiêng sống trên các đảo Mêlanêdi. Họ gần với người Papua nhưng có trình độ phát triển cao hơn. Tuy theo nơi sinh sống người, người Người Papua sống chủ yếu miền tây và miền trung đảo New Zealand.

- Người Pôlinediêng sống trên các đảo thuộc Pôlinêdi và New Zealand. Họ có

đặc điểm giống người Ôxtralôit như tóc quăn, môi dày, da ngâm đen, trán hơi vát…

nhưng có đặc điểm khác biệt như sống mũi thẳng và cao, mặt dài và hẹp, tầm vóc cao từ 170 – 173 cm. Người Pôlinediêng có lẽ là những người đến châu Âu muộn nhất. Họ có nền sản xuất và trình độ văn hoá cao, có khả năng đi biển giỏi và nói gần với tiếng Inđônêxia. Người Maori ở New Zealand cũng thuộc nhóm này

- Người Micrônêdiêng có đặc điểm trung gian giữa người Mêlanêdiêng và người Pôlinêdiêng. Tổ tiên của họ có lẽ là từ những người Inđônêxia và Philippin tới.

2.3. Bản đồ chính trị

Từ nửa đầu thế kỉ XVI trở về trước, lục địa Australia và hầu hết các vùng đảo châu Đại Dương chưa được ai biết đến. Đến khoảng nửa cuối thế kỉ XVI sang đầu thế kỉ thứ XVII, các nhà hàng hải châu Âu lần lượt khám phá ra các đảo châu Đại Dương và lục địa Australia. Tuy nhiên, mãi cho đến cuối thế kỉ XVIII, đặc biệt vào giữa thế kỉ XIX trở đi, bọn thực dân châu Âu và chủ yếu là Anh và Pháp, Đức mới đến xâm chiếm, khai thác các khu vực này. Quá trình thực dân hoá ở đây diễn ra một cách tàn khốc và dẫn đến sự diệt vong của nhiều bộ lạc người bản địa.

Cho đến cuối thế kỉ XX, toàn bộ lục địa Australia và các vùng đảo châu Đại

Dương đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Hoa Kì, trong đó Anh chiếm

36

Australia và New Zealand giành được độc lập, một số thuộc địa của Anh chuyển thành thuộc địa của hai nước này. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kì bắt đầu bành trướng thế lực và tìm cách xâm chiếm các đất đai có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực, đặc biệt là vùng Micrônêdi và sát nhập quần đảo Haoai nằm ở

trung tâm Thái Bình Dương vào lãnh thổ của mình.

2.4. Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội các quốc gia đảo châu Đại Dương

2.4.1. Đặc điểm dân cư

Cư dân trên các đảo châu Đại Dương có khoảng 12,5 triệu người (2004). Bao

gồm 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó Papua New Guinea có diện tích và dân số lớn nhất. Trình độ phát triển kinh tế cũng khác nhau. Nước phát triển nhất là New Zealand, Tân Caleđôni, Pôlinêxia thuộc Pháp.

Đa số các nước vùng đảo Châu Đại Dương là những nước nhỏ bé. Tài nguyên

khoáng sản có niken, sắt, coban, than đá, dầu mỏ, khí đốt… Nền kinh tế một số nước dựa vào nông nghiệp: trồng trọt và đánh cá.

Dân số ngoài dân bản địa, phần lớn là dân nhập cư từ châu Âu, châu Á. Nhiều nước và vùng lãnh thổ có nền giáo dục cao, tỉ lệ người biết chữ chiếm 98%: Pôlinêxia thuộc Pháp, New Zealand, Tân Calêđôni…

2.4.2. Đặc điểm kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều nước có thu nhập theo đầu người cao. Ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn

trong cơ cấu hơn 71% (quần đảo Macsan, Tân Calêđôni, New Zealand, Pôlinêxia

thuộc Pháp dịch vụ tới 78% tổng GDP)

Công nghiệp: Các nước đảo phát triển các ngành

Khai thác niken (Tân Calêđôni), dầu mỏ, vàng, bạc, đồng (Papua New Guinea

- là nước giàu tài nguyên nhưng việc khai thác khó khăn và chi phí cao cho việc

phát triển cơ sở hạ tầng).

Công nghiệp, sản phẩm gỗ, giấy, hàng dệt len, may mặc, thiết bị vận tải, thực phẩm (sữa, bơ, phomat, thịt bò hộp…) – New Zealand. Chế biến đường chiếm 1/3 hoạt động công nghiệp nổi bật của Phitgi – một trong những mặt hàng thu ngoại tệ chính của nước này. Sản lượng năm 2000: 340 nghìn tấn và 2001: 370 nghìn tấn.

37

Bình quân đầu người 450 kg/người năm 2001. Ngoài ra có Papu New Guinea sản

xuất 44 nghìn tấn.

Khai thác dầu: New Zealand: 2,4 triệu tấn, Papua New Guinea 5 triệu tấn (2004).

Khai thác than chủ yếu ở New Guinea: 5,7 triệu tấn (2004). Điện năng: New Zealand: 40 tỉ kwh (2004), Papua New Guinea: 1,5 tỉ kwh (2004).

Nông nghiệp: Giữ vai trò quan trọng ở một số đảo và có nhiều sản phẩm nổi tiếng: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, đậu đỗ, rau quả các loại (New Zealand), cà phê, ca cao, cùi dừa, dầu cọ (Papua New Guinea), vani, dừa, hoa quả (Pôlinêxia, Tônga, Tây Xamoa).

Chăn nuôi bò khá phát triển, nhiều nhất là New Zealand: 9,67 triệu con; Phitgi: 0,34 triệu; Tân Calêđôni: 0,123 triệu; Vanuatu: 0,151 triệu con; Papua Neu Guinea; 0,09 triệu con. Lợn nuôi nhiều ở Papua New Guinea 1,7 triệu con, New Zealand 0, 394 triệu con, Phitgi 0,137 triệu con. Ngoài ra còn gia cầm, đánh cá là hoạt động của tất cả các nước và vùng đảo ở châu Đại Dương. Sản lượng cá khai thác nhiều hơn cả là New Zealand 0,69 triệu tấn; Vanuatu 0,095 triệu…

Du lịch: Ngành mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước đảo: New Zealand hàng năm thu hút hơn hai triệu khách du lịch, thu hơn 5 tỉ USD (2005); Phitgi: 0,5 triệu khách; Pôlinêxia thuộc Pháp: 0,3 triệu du khách, du lịch của vùng đất này chiếm 20% GDP và là nguồn thu ngoại tệ chính.

2.4.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của liên bang Australia

2.4.3.1. Dân cư và điều kiện xã hội

Australia là quốc gia có số dân tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 dân số 20,4 triệu người, nhưng chủ yếu là người Anh (74%) và Ailen, thổ dân chỉ chiếm 1% (bị tiêu diệt dần và dồn vào các hoang mạc khô căn). Hiện nay thổ dân có chiều hướng tăng dần. Tuy chỉ chiếm 1% nhưng lãnh thổ của họ chiếm tới 12% diện tích đất nước. Ngoài ra còn có một số người châu Âu, châu Á, trong đó đông nhất là người Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…đến làm ăn và sinh sống.

38

Australia có mức độđô thị hoá rất cao, 80% dân số sống ở thành phố, trong đó có 5 thành phố chiếm 60% dân số cả nước đó là: Xitni (3,5 triệu người), Menbơn (2,9 triệu người), Brixiben (1,2 triệu người), Ađêlai (1 triệu), Pớt (1 triệu người).

Dân cư phân bố không đồng đều. Vùng trung tâm nội địa rộng lớn nhưng thưa dân, mật độ trung bình dưới 1 người/Km2, còn dải đồng bằng ven biển Đông Nam và Tây Nam lục địa nhỏ hẹp chỉ chiếm 3% diện tích đất đai cả nước nhưng tập trung 90% dân số. Tỉ lệgia tăng dân số khá cao 1,4% chủ yếu do người nhập cư.

Ngôn ngữ chính của Australia là tiếng Anh. Tuổi thọ trung bình của người dân là 77 tuổi.

Tôn giáo: 70% dân số theo đạo thiên chúa giáo, 1% đạo phật, 1 % đạo Hồi và một số còn lại không theo đạo.

Australia là một quốc gia liên bang, gồm 6 bang lớn, thủ đô Canbêra là một thành phố nhỏ, mới xây dựng chỉ có hơn 350.000 người (2002), chủ yếu là nơi đặt trụ sở của các cơ quan chính phủtrung ương và một trường Đại học quốc gia.

Về giáo dục: Tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp trung học phổ thông của nước này cao, đứng đầu thế giới (100%). Ngành giáo dục ở Australia đã được đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại nguồn ngoại tệ lớn khoảng 3 tỉ đôla (Australia) mỗi năm. Australia là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) vào loại cao, đứng thứ 3 trên thế giới với chỉ số 0,955 (2004).

2.4.3.2. Sự phát triển kinh tế a. Đặc điểm

Australia là nước có nền kinh tế phát triển cao thuộc nhóm Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), là một trong các quốc gia giàu có trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 631,3 tỉ USD (2004).

Trước chiến tranh thế giới thứ II, Australia vẫn là một nước nông nghiệp. Sau chiến tranh, nước này tiến hành công nghiệp hoá và hiện nay đã đạt được trình độ cao. Với cơ cấu GDP năm 2002: nông, lâm, ngư: 3,2%, công nghiệp: 26,1%, dịch vụ: 70,7%, Australia là nước công nghiệp, nông nghiệp phát triển cao, hiện đại nhưng lại xuất khẩu nhiều khoáng sản và nông phẩm. Hiện nay các ngành tri thức

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Australia là nước giàu tài nguyên, lực lượng lao động có trình độ cao, cơ sở hạ tầng phát triển, quản lí tốt nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng. Năm 1990 là 73,6 tỉ USD, năm 1995: 104,7 tỉ USD, năm 2000: 113,3 tỉ USD và 2004: 253,6 tỉ USD.

b. Các ngành kinh tế - Công nghiệp

Australia là một trong những nước đứng đầu thế giới về trình độ phát triển công nghiệp nhưng nổi tiếng về xuất khẩu khoáng sản.

+ Công nghiệp truyền thống

Khai thác mỏ: chiếm 7% GDP và sử dụng 4% lực lượng lao động, gồm các ngành chính sau:

Quặng sắt: 168 triệu tấn (2002), xuất khẩu 95 triệu tấn: than đá: 373,6 triệu tấn (2004), dầu mỏ: 30 triệu tấn (2002).

Niken: Australia là nước sản xuất niken đứng đầu thế giới. Vàng: lượng khai thác thứ 3 thế giới sau Nam Phi và Hoa Kì. Ngoài ra còn khai thác đồng, chì, kẽm, thiếc, kim cương…

Điện đạt mức phát triển cao: 216 tỉ KWh (2002) chủ yếu nhiệt điện. Luyện kim (sản xuất thép: 7 triệu tấn năm 2004).

Dệt may và giày dép phân bố ở nông thôn và thành phố Menbơn. Hoá chất ở Xitni và Menbơn.

Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành nổi tiếng phát triển với trình độ cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 20% giá trị xuất khẩu của Australia.

Công nghiệp sản xuất giấy khá phát triển. Sản lượng 2,6 triệu tấn (2001). Công nghiệp thực phẩm và đồ gỗ tập trung ở các vùng nông thôn nơi có nguyên liệu thô. Việc tinh chế, đóng gói hoàn tất các sản phẩm cho tiêu thụ được đặt ở các thành phố lớn.

+ Công nghiệp hiện đại

Australia phát triển và áp dụng mạnh công nghệ kĩ thuật cao vào các lĩnh vực sản xuất như: sản xuất thuốc, thiết bị y tế, phần mềm máy tính, viễn thông, năng lượng mặt trời, công nghệ hàng không, hoá dầu.

40

Đa số các nhà máy tập trung ở ba thành phố lớn: Xitni, Menbơn, Ađêlai chiếm 46% dân số và 2/3 số nhà máy công nghiệp cảnước.

- Nông nghiệp

Australia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới với 5% GDP cả nước, sử dụng 5,6% lực lượng lao động, đóng góp 25% cho xuất khẩu. Nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, chăn nuôi chiếm 60% sản lượng nông nghiệp và đồng cỏ bao phủ 56% diện tích cảnước.

Chăn nuôi: Là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp, chủ yếu là cừu và bò. Cừu được nuôi theo mô hình trang trại với trình độcao. Đàn cừu có giá trị kinh tế lớn với tổng số 160 triệu con (1997), nay giảm xuống còn 120 triệu con (2002). Australia trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu len. Đàn bò: 27,5 triệu con (2004) và là nước xuất khẩu thịt bò chủ yếu sang Hoa Kì, Nhật Bản, Đông Nam Á và Anh. Bò được nuôi nhiều tại ở các miền đồng cỏ nhiều mưa ởsườn đông dãy núi Đông Australia. Gia cầm nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng và quanh các thành phố lớn.

Cây lương thực: Australia là nước sản xuất lúa mì đáng kể của thế giới. Tổng sản lượng lương thực 35 triệu tấn năm 2004 (lúa mì 27 triệu tấn năm 2004) chủ yếu

ởvùng Đông Nam.

Cây công nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh của Australia: mía – Australia là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều đường trên thế giới. Theo báo cáo của FAO, sản lượng đường của Australia sẽ tiếp tục tăng vì có năng suất cao và chi phí sản xuất thấp. Sản lượng 5,7 triệu tấn (1999); 5,5 triệu tấn (2000); 4,2 triệu tấn (2001) bị giảm sút do hạn hán. Mía trồng nhiều ở vùng Đông Bắc. Ngoài ra có bông, rau các loại (cà chua, bắp cải, súp lơ, đậu Hà lan, cà rốt…) trái cây (táo, nho, cam…).

Tuy nhiên nông nghiệp Australia cũng đang gặp nhiều khó khăn lớn do hạn hán. Chính phủđã có nhiều biện pháp để bảo vệđàn cừu. Các trang trại hiện đang ở trong tình trạng rất khó khăn do tác động xấu của thị trường quốc tế, chi phí vay mượn cao. Lâm nghiệp và ngư nghiệp chỉ có vai trò nhỏ trong nền kinh tế.

41

Đóng góp 70% GDP bao gồm thương nghiệp, dịch vụ công cộng… tài chính

ngân hàng… Hai thành phố Xítni, Menbơn là hai trung tâm kinh tế lớn của Australia.

Du lịch đóng góp 5% GDP cũng là ngành quan trọng của đất nước, thu hút 40.000 lao động vì Australia có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch: dải đá ngầm chắn ngang cảng tuần tra Xítni, đường đua Xítni - Hôbác, nhà hát Opêra Xítni, viện bảo tàng nhà tù, vườn bách thảo hoàng gia…

Ngoại thương: Hoạt động của ngành này là động lực cho sự phát triển kinh tế. Chính phủ cũng rất chú trọng và khuyến khích bằng nhiều biện pháp, chính sách khác nhau. Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu 63,1 tỉ USD và nhập khẩu 71,5 tỉ USD, năm 2001: xuất khẩu 63,4 tỉ USD, nhập 63,9 tỉ USD, năm 2004: xuất khẩu 86,4 tỉ USD, nhập khẩu 109 tỉ USD.

+ Xuất: hàng chế biến, máy tính, thiết bị viễn thông, len, than đá, thịt bò, quặng sắt, lúa mì.

+ Nhập: ôtô, máy công nghiệp, thiết bị văn phòng, đồ điện, hàng dệt, dầu và sản phẩm dầu…

Đối tác nhập: Mĩ 22%, EU: 24%, Nhật: 14%, ASEAN: 12% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tác xuất khẩu: Nhật: 20%, EU: 14%, Mĩ: 10%, ASEAN: 11%, Hàn Quốc, Niu Dilân, Trung Quốc, Đài Loan.

Australia có mạng lưới giao thông khá phát triển. Đường sắt: 33.819km (2540km) được điện khí hoá, đường bộ: hơn 1 triệu km. Đường ống dẫn dầu:

2500km. Đường hàng không: 410 sân bay (2001).

Tuy nhiên, nền kinh tế xã hội của Australia còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài

nguyên giàu có nhưng không phải vô tận, đất đai rộng nhưng đa số nằm trong vùng

sa mạc, nhiều nơi bị xói mòn, nhiễm mặn, tình trạng sa mạc hoá, khai vỡ đất đai làm nông nghiệp đang đe dọa môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động thực vật, vùng đá ngầm Great Barrier Reef do san hô tạo thành lớn nhất thế giới đang bị đe doạ do tàu bè đi lại ngày càng nhiều và nhiều khách du lịch đến thăm quan, nguồn nước ngọt tự nhiên cạn dần, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán nghiêm trọng, thị trường thế giới đầy biến động, nợnước ngoài còn lớn.

42

Đó là những vấn đề mà chính phủ đang phải quan tâm tháo gỡ trong những

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 2 (Trang 35)