SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC

Một phần của tài liệu Bài giảng bệnh nội ngoại sản khoa gia súc (Trang 43 - 44)

I. SINH LÝ SINH DỤC GIA SÚC

2. SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC

2.1. Tinh trùng

Tinh trùng được sinh ra từ các tế bào sinh dục trong ống sinh tinh của tinh hoàn, có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi

Đầu hình bầu dục, phần chóp có chứa thể golgi tạo thành thể acrosom có vai trò rất quan trọng trong sự thụ tinh vì nó tiết ra enzim hyaluronidaza phân huỷ được màng phóng xạ của trứng. Bên trong là nhân chứa n nhiễm sắc thể. Khối lượng của đầu có ý nghĩa lớn trong sự di truyền

Cổ: rất ngắn, tại đó tập trung nhiều ty thể cung cấp năng lượng cho đuôi hoạt động. Khớp cổ lỏng lẻo, khi tinh trùng lọt vào vùng noãn hoàng của trứng thì cổ tách đầu ra khỏi đuôi

Đuôi: gồm 2 sợi dọc ở trung tâm và 9 đôi sợi dọc khác bao quanh, ngoài ra còn có sợi xoắn. Cấu tạo này làm cho tinh trùng có khả năng vận động, di chuyển trong môi trường tinh dịch và trong đường sinh dục cái.

Đặc tính sinh lý có ý nghĩa nhất của tinh trùng là khả năng vận động độc lập trong môi trường tinh dịch cũng như trong đường sinh dục con cái. Quá trình vận động của tinh trùng có tiêu tốn năng lượng sinh học dưới dạng ATP do ty thể cung cấp và năng lượng do oxy hoá hiếu khí đường fructoza và phân giải yếm khí đường fructoz.

Vận động của tinh trùng là định hướng tiến thẳng, chính vì vậy mà tinh trùng sớm tìm gặp trứng để thụ tinh.

2.2 Tinh hoàn phụ

Tinh hoàn phụ còn gọi là thượng hoàn có cấu tạo hình ống dài uốn lại quanh co, gấp khúc nhiều lần. Vách ống tinh hoàn phụ do 1 lớp tế bào biểu mô tiêm mao hình trụ tạo thành.

Từ tinh hoàn phụ xuất phát đi các ống dẫn tinh chui lên xoang bụng qua ống bẹn đến phía trên bọng đái rồi đổ vào ống niệu sinh dục. Tinh trùng không ngừng được sinh ra ở ống sinh tinh sau đó đi vào tinh hoàn phụ lưu lại đấy một thời gian. Trong tinh hoàn phụ có đủ điều kiện cần thiết để tinh trùng sống, phát triển và thành thục.

2.3 Các tuyến sinh dục phụ

Tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo, tinh nang. Chất tiết của tuyến sinh dục phụ gọi là tinh thanh. Thành phần chất tiết của các tuyến sinh dục phụ cũng như thứ tự tiết của chúng trong phản xạ phóng tinh có ý nghĩa sinh lý đặc biệt. Đầu tiên là tuyến cầu niệu đạo, tiếp đến là tinh trùng cùng với chất tiết của tuyến tiền liệt và tinh hoàn phụ, cuối cùng là chất tiết của tinh nang.

Tuyến cầu niệu đạo (tuyến củ hành): nằm ở gốc thể hang của dương vật tiết ra dịch nhớt trong suốt và trung tính, có tính sát trùng, có tác dụng rửa sạch và làm trơn niệu đạo trước khi phóng tinh.

Tuyến tiền liệt: nằm ở cuối của ống dẫn tinh, chất tiết trong suốt có mùi hăng đặc trưng, khối lượng chất tiết nhiều, tham gia thành phần của tinh dịch. Tác dụng:

Dịch tiết có pH kiềm để trung hoà acid H2CO3 do tinh trùng sản sinh, mặt khác dịch tiết có nhiều protein để hấp thụ CO2 trong môi trường niệu đạo.

Tiết enzym chống ngưng kết tinh trùng

Tiết hormon prostaglandin F2ỏ (PGF2ỏ) có tác dụng: khi phóng tinh làm tăng co cơ trơn ống dẫn tinh và cơ trơn niệu đạo; khi theo tinh dịch vào đường sinh dục gia súc cái làm tăng co bóp cơ trơn tử cung do đó sẽ làm tăng tốc độ vận động của tinh trùng tiến nhanh vào ống dẫn trứng để thụ tinh

Tuyến tinh nang: chất tiết là dịch keo phèn chứa  globulin. Dịch keo này gặp chất tiết của tuyến tiền liệt thì ngưng đọng lại thành nút bịt kín âm đạo ngăn không cho tinh trùng trào ngược ra ngoài sau khi giao phối. Mặt khác  globulin còn có tác dụng chống sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào đường sinh dục con cái. Dịch tiết của tinh nang còn là nguồn năng lượng cung cấp cho tinh trùng hoạt động.

2.4 Tinh dịch

Tinh dịch là dịch lỏng, màu trắng đục, pH 7,2 - 7,5, có mùi hăng đặc trưng, gồm tinh trùng và tinh thanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng bệnh nội ngoại sản khoa gia súc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)