Quá trình thụ thai và mang thai

Một phần của tài liệu Bài giảng bệnh nội ngoại sản khoa gia súc (Trang 57)

I. SINH LÝ SINH DỤC GIA SÚC

5. Quá trình thụ thai và mang thai

Thụ tinh là quá trình tạo thành hợp tử chứa 2n NST do sự đồng hóa giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST). Đó là sự tái tổ hợp gen từ hai nguồn khác nhau.

Sự thụ tinh gồm các giai đoạn.

- Giai đoạn phá màng phóng xạ: Thể đỉnh của tinh trùng tiết ra enzym hyaluronidaza phân giải axit hyaluromic là chất keo kết dính các tế bào của màng phóng xạ bao quanh trứng, mở ra một cửa để tinh trùng có thể xâm nhập vào trứng. Enzym này không đặc trưng cho loài do vậy để tiết kiệm tinh dịch của loài quý, cao sản người ta có thể phối hợp một lượng tinh dịch nhất định thích hợp của loài này với loài khác để dẫn tinh (cho lợn hoặc bò). Điều này có nghĩa là phải có đủ một lượng tinh trùng nhất định mới có đủ lượng enzym cần thiết để phá màng phóng xạ.

- Giai đoạn phá màng trong suốt: Đầu tinh trùng chứa nhân tiết ra enzym zonalizin đặc trưng cho loài để phá hủy màng trong suốt. Vì vậy, chỉ có tinh trùng cùng loài mới tiếp cận được trứng và phá màng được. Sau đó, vài chục tinh trùng có sức sống mạnh nhất mới qua màng trong suốt để tiếp cận với màng noãn hoàng.

- Giai đoạn phá màng noãn hoàng và đồng hóa nhân: đầu của tinh trùng tiết ra enzym muranidaza phân giải 1 điểm trên màng noãn hoàng. Một tinh trùng có sức sống mạnh nhất xuyên qua điểm đó vào trong trứng và ngay lập tức phần cổ và đuôi bị đứt lại bên ngoài, một màng ngăn được hình thành bịt kín điểm xâm nhập không cho tinh trùng khác vào nữa. Kết quả chỉ một tinh trùng thụ tinh với trứng. Sau khi vào trong trứng, đầu tinh trùng hút dịch noãn hoàng để tăng kích thước tương đương với nhân của trứng, sau đó hai nhân đồng hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n NST.

Hợp tử di chuyển trong ống dẫn trứng về làm tổ ở tử cung. Vị trí làm tổ tùy loài gia súc: lợn hợp tử làm tổ ở hai bên sừng tử cung, bò: ở sừng tử cung bên trái, ngựa: thân tử cung. Tại đây hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, hình thành màng nhau thai bao quanh và liên hệ mật thiết với tử cung con mẹ thông qua các mạch máu.

Có thai là hiện tượng đặc biệt của cơ thể con cái, nó được bắt đầu từ khi phối giống có kết quả đến khi đẻ xong

Thời gian mang thai của một số loài gia súc Trâu Bò Lợn Dê 12 tháng 9 tháng 10 ngày 114 ngày 65 ngày Mèo Chó Thỏ Voi 58 ngày 60 ngày 30 ngày 610 ngày 6. QUÁ TRÌNH ĐẺ

Gia súc cái mang thai trong thời gian nhất định tùy thuộc vào từng loài gia súc. Khi bào thai đã phát triển đầy đủ, dưới tác dụng của hệ thống thần kinh thể dịch, gia súc mẹ xuất hiện những cơn rặn đẻ, đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài.

Trước khi đẻ 2 - 3 ngày, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to, phù và nhão ra, niêm dịch từ đặc chuyển sang loãng dần và độ nhớt tăng lên.

Ở tiểu gia súc có hiện tượng cắn ổ, ở đại gia súc có hiện tượng sụt mông và phù tứ chi. Bầu vú căng to và xuất hiện sữa đầu.

6.1 Những biểu hiện của gia súc mẹ khi gần đẻ

Giai đoạn mở cổ tử cung: được tính từ khi con mẹ có triệu chứng rặn đẻ đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn, kết thúc giai đoạn này là hiện tượng vỡ ối.

Đặc điểm của giai đoạn này là những cơn rặn của con mẹ còn yếu và thưa, càng về cuối giai đoạn này cường độ những cơn rặn càng mạnh dần lên, thời gian nghỉ giữa 2 lần rặn rút ngắn dần lại.

Giai đoạn sổ thai: được tính từ khi vỡ ối đến khi thai cuối cùng được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Con mẹ tập trung tất cả sức lực để rặn đẩy bào thai ra ngoài (dạng chân, cong lưng, nghiến răng...)

Thời gian gian giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loài gia súc, sức khoẻ con mẹ và số lượng bào thai.

Giai đoạn bong nhau: tính từ khi sổ bào thai cuối cùng đến khi toàn bộ nhau thai được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

Thời gian này phụ thuộc vào từng loài gia súc: + Trâu bò từ 4 - 6 giờ và không quá 12 giờ; + Ngựa 20 - 60 phút;

+ Lợn 10 - 60 phút;

+ Dê cừu 30 phút đến 2 giờ.

Nếu quá thời gian trên mà nhau thai con không được đẩy ra hết khỏi cơ thể mẹ thì gọi là bệnh sát nhau.

* Đối với lợn

Trước khi đẻ 3 ngày cặp vú giữa vắt được sữa trong

Trước khi đẻ 1 ngày cặp vú giữa vắt được vài giọt sữa trắng

Khi cặp vú trước vắt được sữa đầu thì khoảng nửa ngày sau lợn đẻ Khi cặp vú sau vắt được sữa đầu thì chỉ vài giờ sau lợn đẻ

Biểu hiện của lợn mẹ khi gần đẻ: Lợn mẹ bồn chồn, đứng nằm không yên, có hiện tượng cắn ổ. Bộ phận sinh dục ngoài sưng to, phù thũng và nhão ra, chảy nhiều dịch nhờn trắng. Bầu vú sưng to và có sữa đầu.

Phương pháp đỡ đẻ cho lợn

Chuồng phải được vệ sinh tiêu độc từ trước. Lót chuồng bằng rơm rạ hay cỏ khô sạch và mềm.

Lợn mẹ trước khi đẻ vài ngày phải được tắm sạch sẽ.

Lợn thường đẻ về đêm nên phải chuẩn bị người trực, ánh sáng...

Dụng cụ: xô màn, vải mềm, sạch để lau nhớt cho lợn con, cồn iod 5%, pank, kéo, bơm tiêm và thuốc kháng sinh...

Khi lợn đẻ, người đỡ đẻ ngồi cạnh dùng tay đã vô trùng nhẹ nhàng đỡ lợn con ra rồi nhanh chóng dùng vải mềm lau sạch nhớt ở miệng, mũi, mắt và toàn thân lợn con.

Cắt rốn: tay trái giữ thân lợn con, tay phải ngón cái và ngón giữa vuốt máu từ phía ngoài vào phía bụng lợn con, giữ chặt dây rốn ở vị trí cách bụng 5 - 7cm, dùng ngón cái và ngón trỏ xoắn bấm đứt dây rốn. Dùng cồn iod 5% sát trùng.

Bấm nanh: tay trái mở miệng lợn con, dùng bấm móng tay hoặc kìm bấm răng nanh bấm cụt răng nanh, chú ý không bấm vào lợi của lợn con.

Sau 45 - 60 phút cho lợn con bú sữa đầu. Cho lợn mẹ uống nước ấm hoặc nước cháo loãng có pha chút muối.

1. BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ1.1 Đặc điểm 1.1 Đặc điểm

Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản trong thời gian mang thai. Đặc điểm là con vật mất khả năng vận động, chỉ nằm một chỗ

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của bệnh là sự thiếu hụt khoáng, đặc biệt là Ca, P. Hiện tượng này xảy ra khi khẩu phần ăn thiếu khoáng hoặc con mẹ bị nuôi nhốt lâu ngày ít được tiếp xúc với ánh sáng, thiếu vitamin D3 làm cản trở quá trình hấp thu Ca, P...

Do tỷ lệ Ca và P không hợp lý, hàm lượng P quá cao

Do gia súc mẹ bị viêm ruột, không hấp thu được Ca và P, vì Ca và P chủ yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non.

Con vật gầy yếu suy nhược toàn thân.

Các nguyên nhân trên làm cho hàm lượng Ca và P trong máu của con mẹ bị giảm thấp, không đủ cung cấp cho việc hình thành và hoàn thiện bộ xương của bào thai. Để đáp ứng cho sự hình thành, hoàn thiện bộ xương của thai, con mẹ buộc phải rút Ca và P từ xương mình; từ đó làm thay đổi cấu tạo tổ chức của xương con mẹ, đặc biệt là khung xương chậu và chi sau, từ đó gây ra bại liệt.

1.3 Triệu chứng

Bệnh phát sinh đột ngột vài ngày hoặc vài tuần trước khi đẻ , lúc đầu con vật đi lại dè dặt khó khăn, hay nằm, ít đứng lên, thích gặm nền chuồng, tường. Sau đó nằm xuống và không đứng dậy được. Cũng có trường hợp vật đang đi lại bình thường, đột nhiên hét lên rồi nằm xuống, mất hoàn toàn khả năng vận động.

Khi nằm xuống trong thời gian đầu con vật còn tự trở mình được, các hoạt động về hô hấp tuần hoàn, tiêu hoá còn diễn ra bình thường; một thời gian sau kế phát viêm phổi, chướng bụng đầy hơi, thối loét da thịt do nằm lâu... Hậu quả của bệnh thường dẫn đến đẻ khó do khung xoang chậu bị biến dạng.

1.4 Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh, khả năng vận động, phản xạ thần kinh ngoại biên mức độ trầm trọng so với sự tiến triển của bệnh.

1.5 Điều trị

Chăm sóc nuôi dưỡng: đệm lót chuồng nuôi bằng rơm cỏ khô sạch, nền chuồng khô, thường xuyên trở mình cho con vật.

Bổ sung vitamin và khoáng vào khẩu phần thức ăn. Cho thêm củ quả tươi, rau xanh, bột xương, bột thịt, bột cá, dầu cá, tận dụng cua ốc, vỏ sò .v.v...

Bổ sung khoáng- đạm bằng cách ninh (hầm) xương trâu bò lợn lấy nước chiết trộn vào thức ăn cho ăn trong thời gian bị bệnh.

Có thể dùng CaCl2 (tiêm tĩnh mạch), Ravit Fort, Polycal tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Dùng các loại dầu nóng như cồn long não, rượu gừng... xoa bóp

Chú ý:

Đối với bệnh bại liệt trước khi đẻ, không dùng strychnin để điều trị vì dễ gây hiện tượng sảy thai; đồng thời trong quá trình điều trị nếu phải dùng kháng sinh thì không nên dùng Gentamycin vì đây là loại kháng sinh tác động rất mạnh tới đường niệu, dễ gây xảy thai.

Bệnh bại liệt sau khi đẻ có triệu chứng tương tự như bại liệt trước khi đẻ, về phương pháp điều trị cũng giống nhau nhưng có thể dùng strychnin để điều trị.

1.6 Phòng bệnh

Bệnh này thường gặp nhất là nuôi gia súc cái sinh sản như lợn nái, bò sữa cao sản, ít khi gặp ở trâu bò sinh sản kết hợp với cày kéo.

Khâu chăm sóc nuôi dưỡng cần đảm bảo khẩu phần thức ăn hàng ngày, bổ sung hàm lượng khoáng và vitamine, đặc biệt là giai đoạn có chửa kỳ cuối, kỳ cho con bú, thời gian khai thác sữa ở tháng cao điểm nhất. Chú ý cho gia súc vận động thích hợp kể cả trước khi đẻ, giúp cho con vật sinh đẻ một cách dễ dàng, tăng cường trương lực của cơ.

2. BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ SỚM (ĐỘNG THAI) VÀ RẶN ĐẺ QUÁ YẾU2.1. Bệnh rặn đẻ quá sớm 2.1. Bệnh rặn đẻ quá sớm

2.1.1. Đặc điểm

Rặn đẻ quá sớm là bệnh xảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc điểm con mẹ xuât hiện những cơn rặn, những cơn co bóp của tử cung trước thời gian sinh đẻ một số tuần hay một số ngày.

2.1.2. Nguyên nhân

- Do tác động cơ giới như gia súc bị đánh, húc vào bụng, ngã đột ngột... - Do bị đầy hơi, táo bón, ỉa chảy làm gia súc phải rặn nhiều

- Rối loạn mối quan hệ cân bằng giữa các hormon điều khiển quá trình sinh sản

Những nguyên nhân trên kích thích làm tử cung xuất hiện những cơn co bóp gây ra những cơn rặn trước thời gian sinh đẻ bình thường.

2.1.3 Triệu chứng

Con mẹ xuất hiện những cơn rặn, những cơn co bóp của tử cung trước thời gian sinh đẻ bình thường.Lúc này cơ thể mẹ chưa xuất hiện những triệu chứng điển hình của quá trình sinh đẻ bình thường: âm hộ chưa sưng to, chưa phù thũng và nhão ra, chưa có hiện tượng sụt mông, bầu vú chưa căng và chưa có sữa đầu.

Con vật đứng nằm không yên, hai chân cào đất, kêu rống, cong lưng cong đuôi rặn, tần số hô hấp và mạch đập tăng.

2.1.4 Điều trị

Để cho con vật thật yên tĩnh đầu thấp đuôi cao, giữ ấm vùng bụng và ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau:

Tiêm Atropin 3 - 5ml

Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain

Với bò cho uống rượu trắng 500 - 650ml. Ngựa cho uống Chloralhydrate 25 - 30g hay tiêm Morphin 0,4g

Có thể dùng rễ cây gai để sắc lên cho con vật uống

2.2. Bệnh rặn đẻ quá yếu

2.2.1 Đặc điểm

Bệnh thường xảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là những cơn co bóp của tử cung, cơn rặn của con mẹ quá yếu không đủ để đẩy bào thai ra ngoài.

Khi con vật đã xuất hiện các triệu chứng sắp đẻ và hình thành các cơn rặn đẻ, nhưng quá thời gian đẻ, con vật vật không đẻ được và cơn rặn đẻ cứ thưa và yếu dần.

2.2.2 Nguyên nhân

Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều hay có nhiều thai, làm tử cung bị dãn quá độ dẫn đến mất đàn tính, không co bóp được.

Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc trong thời gian mang thai kém làm cho con mẹ suy dinh dưỡng, sức yếu, không đủ sức rặn.

Do lượng Oxytocin của cơ thể mẹ tiết ra quá ít, làm cho tử cung co bóp không đủ cường độ đẩy thai ra ngoài.

Do chiều hướng, tư thế của thai không bình thường.

Có thể ngay từ đầu và suốt trong quá trình sinh đẻ, con mẹ đều rặn yếu, các cơn rặn thưa thớt, khoảng cách giữa hai lần rặn dài, thời gian sổ thai kéo dài, bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do tư thế, chiều hướng thai không bình thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bình thường, đúng quy luật nhưng sau đó sức rặn của con mẹ yếu dần.

Cần lưu ý sự khác biệt giữa rặn đẻ quá yếu và rặn đẻ quá sớm ở chỗ các triệu chứng điển hình của cơ thể mẹ lúc gần đẻ đã xuất hiện đầy đủ ở bệnh rặn đẻ quá yếu và chưa xuất hiện ở bệnh rặn đẻ quá sớm.

2.2.4 Tiên lượng

Bệnh kéo dài, cơn rặn đẻ ngừng hẳn, thai chết ngạt trong tử cung, sau đó nếu không lấy thai ra được, thai sẽ thối rữa, gây nhiễm độc cơ thể mẹ, nguy hiểm.

2.2.5 Điều trị

Xoa bóp từ thành bụng xuống xoang chậu, buộc nước ấm vào thành bụng hoặc thụt nước ấm 600C vào âm đạo.

Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp bằng cách tiêm Oxytocin 4 - 6ml cho con mẹ

Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, tư thế vào chiều hướng của thai bình thường.

3. HIỆN TƯỢNG SẢY THAI3.1 Đặc điểm 3.1 Đặc điểm

Trong quá trình mang thai, do một yếu tố bất kỳ nào đó, khiến cho bào thai ngừng phát triển (chết) lưu lại trong tử cung hoặc bị đẩy ra ngoài, cá biệt có trường hợp bào thai bị đẩy ra ngoài mới chết sau vài giờ.

Ở gia súc đơn thai (trâu, bò) thì sảy thai hoàn toàn có nghĩa là bào thai ngừng phát triển, có thể lưu lại trong tử cung hoặc bị đảy ra ngoài, còn ở động vật đa thai (lợn, chó) thì một số bào thai ngừng phát triển, số còn lại tiếp tục phát triển bình thường cho đến ngày sinh đẻ bình thường đó là hiện tượng sảy thai không hoàn toàn.

3.2 Nguyên nhân

Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở bò, dê, cừu và ở lợn do trực trùng Brucella gây nên có tính chất truyền nhiễm nguy hiểm. Ở ngựa sảy thai do bệnh phó thương hàn, do Trichomonas vv...

Sảy thai do cảm lạnh, làm việc quá sức, các yếu tố làm giảm sức đề kháng.

Sảy thai do quái thai, bệnh ở nhau thai, viêm tử cung; vị trí, tư thế thai không bình thường; bệnh ở buồng trứng; chức năng sinh lý của thể vàng giảm hoặc mất sớm; bệnh ở hệ tim mạch, mất máu nhiều, viêm dạ dày - ruột, bệnh chướng hơi...

Ngoài ra, còn do tổn thương ngoại khoa, húc đá chèn ép vùng bụng. Kiểm tra âm đạo trực tràng quá thô bạo, sảy thai do tập quán (thành thói quen) và các dị tật trong tử cung.

3.3 Triệu chứng

Sảy thai sớm (ở giai đoạn đầu) không thấy có triệu chứng gì xuất hiện, tự nhiên thai và nhau thai bị đẩy ra ngoài (sảy thai hoàn toàn). Khi gần sảy thai thấy con vật ăn uống kém, có sốt nhẹ, lượng sữa giảm, chất lượng sữa thay đổi, bầu vú hơi sưng.

Con vật biểu hiện: sụt mông, âm hộ sưng, niêm mạc âm hộ xung huyết, đứng nằm

Một phần của tài liệu Bài giảng bệnh nội ngoại sản khoa gia súc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)