Tên khoa học: Echinocatus grusonii Hildmann
Hình 36: Hình thái xương rồng thần tiên
7.1. Đặc điểm hình thái và kiểu dạng thực vật
Xương rồng thần tiên có thân hình cầu, màu xanh lục, bóng, khắp thân có nhiều gai nhọn, cứng, chĩa ra trong như con nhím. Cây già có đường kính thân đến 100 cm và có đến hơn 30 cạnh. Tại các núm dọc theo khía có chùm gai 8-10 cái dài độ 3 cm và có 3-5 gai ở tâm dài độ 5 cm. Tất cả các gai ở núm lúc đầu có màu vàng, về sau trắng và cuối cùng có màu đen. Tại ngọn cây luôn có một chùm lông len màu vàng.
Rễ nhiều, lan rộng trong lòng đất
Cây trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng mặt trời cả ngày và đã trưởng thành sẽ ra hoa. Hoa mọc ở ngọn cây tạo thành vương miện rất đẹp. Hoa lớn, có đường kính 5 cm, cánh hoa có màu vàng, xếp thành vòng, hình phễu và sau khi nở 3-5 ngày mới tàn.
hạt có màu đen
Phân bố: Xương rồng thần tiên có nguồn gốc từ 2 bang San Luis Potosi và Hidalgo thuộc Mexico. Xương rồng thần tiên được nhập trồng vào nước ta.
Sinh thái: Cây chịu được nắng nóng nhưng cần tưới nước vào mùa hè Công dụng: Cây trồng làm cảnh trong chậu hoặc trong vườn.
7.2. Phương thức dinh dưỡng
Xương rồng thần tiên dinh dưỡng theo lối lá tiêu giảm và thân làm nhiệm vụ quang hợp.
Như vậy, những đặc điểm về hình thái, kiểu dạng thực vật và phương thức dinh dưỡng thể hiện xương rồng thần tiên là loài chịu được nắng nóng và có khả năng tự dưỡng.
Rễ nhỏ và nhiều có tác dụng giúp cây bám chặt vào đất và thuận lợi cho việc hấp thu nước mưa và sương đêm.
Thân có màu xanh mọng nước, vừa có tác dụng quang hợp, vừa dự trữ nước cho cây.
Xương rồng thần tiên có rất nhiều gai có tác dụng chống nóng và bảo vệ cây tránh sự xâm hại của động vật.
7.3. Cấu tạo giải phẫua. Cấu tạo giải phẫu rễ a. Cấu tạo giải phẫu rễ
Trên lát cắt ngang, rễ xương rồng thân tiên có bán kính trung bình 750,00±4,47µm. Ngoài cùng là biểu bì nhiều lớp, có kích thước khá lớn 194,00±4,00µm chiếm 25,87% bán kính rễ. Tiếp theo là mô mềm vỏ gồm các tế bào hình bầu dục xếp sít nhau có kích thước 98,00±1,90 µm chiếm 13,07% bán kính rễ. Trong cùng là phần trụ bao gồm libe xếp phía ngoài gỗ tạo thành các bó mạch. Số lượng các bó mạch nhiều, giữa các bó mạch có tia libe. Các bó mạch có khi không tách rời nhau làm thành một vòng dày. Kích thước phần trụ là 468,50±1,70 µm chiếm 77,05% bán kính rễ. Trong rễ của xương rồng thần tiên có các hạt màu nâu đó chính là các tinh thể oxalat canxi. Không có mô mềm ruột.
Hình 37: Lát cắt ngang rễ xương rồng thần tiên
Bảng 13: Kích thước các phần cấu tạo chính của rễ Biểu bì (µm) KT vỏ (µm) KT trụ (µm) X ±m % BK X X± m % BK X ±m % BK 194,00 ±4,00 2 5,87 98,00 ± 1,90 13 ,07 468,50 ± 1,70 7 7,05 Nhận xét:
Rễ xương rồng thần tiên có cáu tạo thích nghi với điều kiện khô hạn. Biểu bì dày, có nhiều lớp có tác dụng chống nóng và bảo vệ các phần bên trong. Phần trụ tương đố lớn so với kích thước chung của rễ, có số lượng mạch nhiều đảm bảo vai trò dẫn truyền.
b. Cấu tạo giải phẫu thân
Thân có kích thước lớn. Ngoài cùng là lớp biểu bì dày. Tiếp theo là mô mềm vỏ có kích thước rất lớn với nhiều khoảng trống gian bào là nơi dự trữ và trao đổi khí. Bên trong là phần trụ bao gồm libe ở ngoài, gỗ ở trong và trong cùng là mô mềm ruột. Số lượng bó mạch ít, có khoảng từ 15-18 bó mạch. Số lượng mạch nhiều, kích thước lòng mạch nhỏ, trung bình 9,32±3,32 µm. Gỗ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với libe. Kích thước trung bình của gỗ là 2490,00±12,75 µm. Kích thước trung bình của libe là 902,00±3,32 µm. Mô mềm vỏ và mô mềm ruột có các tinh thể oxalat canxi màu nâu.
Hình 40: Bó mạch ở thân xương rồng thần tiên
Hình 41: Tinh thể oxalat canxi ở thân xương rồng thần tiên Bảng 14: Kích thước các phần cấu tạo chính của thân
ĐD libe (µm) ĐD gỗ (µm) ĐK mạch (µ
m)
X ±m X ± m X ±m
122,00±1,46 222,50± 1,12 27,50± 0,95
Nhận xét:
Thân xương rồng thần tiên có kích thước lớn, với lớp biểu bì dày, màu xanh vừa giữ chức năng quang hợp vừa chống nóng và bảo vệ cây.
Thân có phần trụ rất phát triển đó là lí do vì sao xương rồng thần tiên có thể rất lớn, có khi cao đến 100 cm.
7.4 Khả năng tái sinh
Tái sinh hạt mạnh. Hạt dễ nảy mầm. Xương rồng thần tiên chỉ mọc nhánh con khi cây đã già hoặc ngọn cây bị hư. Chúng ta có thể tách những phần này để nhân giống. Nhưng phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là gieo hạt hoặc nuôi cấy mô. Cây gieo từ hạt chậm lớn. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi mát mẻ. Nắng gay gắt có thể làm cháy nám cây. Cây cần đất giàu mùn nhưng phải thoát nước.