Xương rồng dưa gang

Một phần của tài liệu khóa luận về CÂY XƯƠNG RỒNG (Trang 34 - 38)

Tên khoa học: Chamaecereus silvestrii (Speg.) Britt. et Rose

Hình 14. Hình thái xương rồng dưa gang

3.1. Đặc điểm hình thái và kiểu dạng thực vật

Cây nhỏ, phân nhánh nhiều mọc dày đặc thành bụi. Thân hình trụ cao 30-50 cm, trải ra nhiều hoặc ít trên mặt đất, màu lục bóng, chia cạnh ít thành những múi nhỏ dọc thân và có gai như những lông tơ.

Rễ gồm 1 rễ chính đâm sâu vào lòng đất và một số rễ con mọc ra từ rễ chính. Số lượng rễ tương đối ít.

Hoa mọc thẳng, rất nhiều, có khi bao phủ gần hết cây. Mỗi hoa có đường kính khoảng 4 cm, màu hồng điều, tròn ở đỉnh, xếp nhiều vòng, nhị màu vàng. Quả nhỏ, tròn, khô, có lông đen.

Phân bố: Loài có nguồn gốc từ Achentina và sau đó được nhập trồng ở nước ta.

Sinh thái: Cây chịu được khí hậu khô nóng, ưa sáng, mọc khỏe. Nhân giống dễ dàng bằng cách giâm các nhánh. Có thể lai với xương rồng dưa (lobivia) bằng cách ghép mắt.

Hoa nở rộ vào dịp đầu xuân (tháng 2, 3) Công dụng: Cây trồng làm cảnh trong chậu

3.2. Phương thức dinh dưỡng

Xương rồng dưa gang dinh dưỡng theo hình thức tự dưỡng. Cây sử dụng nguồn CO2 trong không khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và nguồn nước do rễ cung cấp. Thân cây có vai trò quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ.

Như vậy, đặc điểm hình thái, kiểu dạng thực vật cũng như phương thức dinh dưỡng của xương rồng dưa gang thích nghi với lối tự dưỡng, có thể chịu được khí hậu khô nóng. Thể hiện:

Thân màu xanh lục bóng, có chứa sắc tố diệp lục là nơi thực hiện chức năng quang hợp.

Có gai vừa làm nhiệm vụ bảo vệ đồng thời chống nóng cho cây.

3.3. Cấu tạo giải phẫu

a. Cấu tạo giải phẫu rễ

Rễ có kích thước trung bình 1239,50±1,74µm. Ngoài cùng là lớp biểu bì có độ dày 98,00±1,33µm chiếm 7,91% bán kính rễ. Tiếp theo là mô mềm vỏ có kích thước 151,00±1,51µm chiếm 12,18% bán kính rễ. Phần trụ có độ dày 991,50±2,11µm chiếm 79,99% bán kính rễ bao gồm libe ở phía ngoài, gỗ ở bên trong và trong cùng là mô mềm ruột. Có khoảng từ 10-11 bó mạch. Xen giữa các bó mạch là các tia libe. Giữa các bó gỗ có tia gỗ.

Hình 16. Bó mạch ở rễ xương rồng dưa gang

Hình 17. Mô mềm ruột ở rễ xương rồng dưa gang

Bảng 5. Kích thước các phần cấu tạo chính của rễ

Biểu bì (µm) KT vỏ (µm) KT trụ (µm)

X ±m % BK X ±m % BK X ±m % BK

98,00± 1,33 7,91 151,00± 1,51 12,18 991,50 ±2,11 79,99

Nhận xét:

Lớp biểu bì dày, nhiều lớp có vai trò cách nhiệt và bảo vệ cho lớp vỏ bên trong khi điều kiện môi trường nắng nóng vào mùa khô.

Phần trụ có kích thước lớn làm tăng khả năng dẫn truyền. Mô mềm ruột có khoảng trống gian bào là nơi dự trữ nước.

b. Cấu tạo giải phẫu thân

Thân có kích thước lớn. Biểu bì dày có kích thước trung bình là 162,50± 3,75µm. Mô mềm vỏ bao gồm những tế bào phía ngoài hình chữ nhật, phía trong hình bầu dục và hình tròn xếp sít nhau. Số lượng bó mạch trung bình từ 50-55 bó mạch. Xen giữa các bó mạch là các tế bào mô mềm. Các bó mạch bao gồm libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong và kích thước gỗ lớn hơn so với libe. Gỗ dày trung bình 58,00±02,04µm, libe dày 47,00±02,88µm. Mô mềm ruột chiếm số lượng lớn. Số lượng mạch gỗ 4800,00±3,20 mạch/mm2. Đường kính lòng mạch 11,00

±0,03µm.

Hình 18. Bó mạch ở thân xương rồng dưa gang

Bảng 6. Kích thước các phần cấu tạo chính của thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu bì (µm) ĐD libe (µm) ĐD gỗ (µm) ĐK mạch (µm)

X ±m X ± m X ±m X ±m

162,50±3,75 47,00± 2,88 58,00± 2,04 11,00± 0,03

Nhận xét:

Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ và cách nhiệt, thích nghi với điều kiện nắng nóng vào mùa khô

Lớp vỏ dày, tế bào mô mềm vỏ là nơi chứa dinh dưỡng

3.4. Khả năng tái sinh

Có thể tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi. Tuy nhiên cây mọc từ hạt đòi hỏi thời gian dài nên trong thực tế ta có thể nhân giống bằng cách giâm các nhánh. Xương rồng dưa gang có rất nhiều nhánh. Người ta cắt một số nhánh, sau độ 2-3 ngày cho vết cắt khô đi là có thể tiến hành giâm được.

Một phần của tài liệu khóa luận về CÂY XƯƠNG RỒNG (Trang 34 - 38)