Đặc điểm hình thái và kiểu dạng thực vật

Một phần của tài liệu khóa luận về CÂY XƯƠNG RỒNG (Trang 27 - 34)

b. Cấu tạo giải phẫu thân

2.1. Đặc điểm hình thái và kiểu dạng thực vật

Cây bụi, mọng nước, mọc vươn dài và sống dựa, cao 2-3 m. Gốc thân hình trụ nhỏ, ngắn, màu nâu xám, phần trên phân nhiều cành, dẹt, mỏng. Cây quỳnh (Epiphyllum) nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là "trên" và phyllum là "lá" nghĩa là epiphyllum là "trên lá"; hoa, quả và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ngay ở lá. Tuy nhiên, gọi là lá cũng không đúng vì quỳnh chỉ có cành, và cành biến thể trông rất giống lá. Cây quỳnh nguyên thuỷ chính là cây dại mọc bám vào các thân cây ở các khu rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. Quỳnh là một loại cây sống cộng sinh chứ không phải sống ký sinh trên những cây khác.

Chỉ có 1 gân song song, màu xanh bóng, mép uốn lượn và có khía tròn, dày. Các cành càng ở đỉnh càng mềm và dẹt.

Rễ có 1 rễ chính và nhiều rễ con đâm sâu vào lòng đất để neo giữ cây. Tuy nhiên để vươn xa cây quỳnh cần dựa vào thân cây khác.

Hoa lớn, màu trắng có hình dạng giống kèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất một đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Cánh hoa nhiều, mỏng như lụa, thuôn dài, dẹp, xếp nhiều vòng, bề mặt như phủ sáp nhưng lại rất mềm mại trong sắc trắng với nhị vàng đẹp lộng lẫy, cuống hoa được phủ lên một

màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Lúc mới nở sát nhau dạng phễu, sau xoè rộng ra để lộ nhiều nhị màu vàng. Bầu có vòi dài, gốc màu trắng, đỉnh núm màu vàng. Đường kính hoa khoảng 10 cm và có thể đạt tối đa là 20 cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Quả hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm . Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần đạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10 giờ tối, và lại tàn rất nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên hiếm. Hoa quỳnh xuất hiện vô cùng kín đáo và tuổi thọ ngắn ngủi. Hoa quỳnh là một trong những loài cây cảnh quý phái và được mệnh danh là “Nữ Hoàng của Bóng Đêm”

Phân bố: Theo quyển "Epiphyllum" của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại Nam Mỹ cách nay 250 năm. Thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó, hoa quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới. Quỳnh được nhập trồng rộng rãi ở nước ta từ rất lâu đời.

Sinh thái: Ưa khí hậu nóng ẩm, chịu được khô hạn và nhiều nắng. Mùa hoa nở rộ từ tháng 6-8 (nhất là dịp đầu thu ở các tỉnh phía Bắc). Hoa nở về đêm và chóng tàn.

Công dụng: Cây trồng làm cảnh trong chậu, bồn hoa. Cây cũng được trồng làm thuốc. Hoa nở dùng tươi hay phơi khô để trị lao phổi, ho ra máu, tử cung xuất huyết và viêm họng. Thân cây được dùng ngoài để chữa đinh nhọt. Hoa quỳnh phơi khô còn là một vị thuốc chữa bệnh đái đường rất công hiệu.

2.2. Phương thức dinh dưỡng

Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do

cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tán lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.

Quỳnh có 2 dạng thân

Thân ở gần gốc có hình trụ, màu xám nên không có khả năng quang hợp. Còn những phần thân non có dạng bản dẹt, màu xanh bóng nên đảm bảo vai trò quang hợp.

Những đặc điểm về hình thái, phương thức dinh dưỡng và kiểu dạng thích nghi thể hiện quỳnh là loài thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu được khô hạn và nhiều nắng và sống dựa vào cây khác.

Thân ở gần gốc có màu nâu xám, có tác dụng phản xạ lại ánh nắng tránh cây bị đốt nóng.

Thân vươn xa thì phải có thân cây khác nâng đỡ.

Thân, cành mọc ở gần đỉnh có màu xanh bóng thực hiện chức năng quang hợp.

Rễ nhiều có tác dụng hút nước và khoáng.

2.3. Cấu tạo giải phẫu

a. Cấu tạo giải phẫu rễ

Trên lát cắt ngang rễ có cấu tạo gồm phần biểu bì dày, có nhiều lớp (từ 5-6 lớp), dễ bong ra khỏi vỏ. Kích thước trung bình 301,25±6,06µm chiếm 24,66% bán kính rễ. Tiếp theo là mô mềm vỏ dày 217,50±3,10µm chiếm 17,81% bán kính rễ gồm nhiều lớp tế bào tròn cạnh xếp sít nhau. Phần trụ dẫn dày 702,50±4,46µm chiếm 57,52% bán kính rễ với libe ở ngoài, gỗ ở bên trong và không có mô mềm ruột. Libe xếp thành vòng bao quanh gỗ. Gỗ nhiều, số lượng bó mạch nhiều, mạch gỗ nhiều. Gỗ gồm 2 lớp: lớp ngoài các bó mạch rời nhau, lớp trong gỗ dính liền không phân thành các bó mạch.

Hình 8. Lát cắt ngang rễ quỳnh

Hình 9. Bó mạch ở rễ quỳnh Bảng 3. Kích thước các phần cấu tạo chính của rễ

Biểu bì (µm) KT vỏ (µm) KT trụ (µm)

X ±m % BK X ±m % BK X ±m % BK

301,25±6,06 24,66 217,50±3,10 17,81 702,50±4,46 57,52

Nhận xét:

Quỳnh có hệ rễ đặc trưng thích nghi với chức năng bám giữ và dẫn truyền. Thể hiện: Rễ có biểu bì dày, có tác dụng bảo vệ các phần bên trong. Phần trụ khá phát triển vừa đảm bảo chức năng hút nước và muối khoáng đồng thời tăng tính cơ học cho rễ.

b. Cấu tạo giải phẫu thân

Thân có bán kính trung bình 1736,50±4,10µm. Từ ngoài vào, biểu bì thân dày 102,50±1,58µm chiếm 5,90% bán kính thân. Biểu bì được cấu tạo từ 7-8 lớp tế bào xếp sít nhau. Phần vỏ tương đối lớn có kích thước trung bình 638,00± 2,90µm chiếm 39,33% bán kính thân. Mô mềm vỏ có nhiều khoảng trống gian bào. Giữa mô mềm vỏ rải rác có mô cứng xếp từ 1-2 vòng. Cây càng già càng có nhiều mô cứng.

Tiếp theo là phần trụ gồm libe ở ngoài, gỗ ở trong. Trong cùng là mô mềm ruột chứa tinh bột. Phía ngoài libe có một vòng mô cứng. Giữa các tế bào mô gỗ có các tế bào mô cứng xen kẽ. Phần trụ có kích thước trung bình 951,50±3,64µm chiếm 54,79% bán kính thân.

Gỗ nhiều, số lượng bó mạch nhiều có từ 40-45 bó mạch. Số lượng mạch gỗ nhiều trung bình 13062,00±6,30 mạch/mm2. Đường kính lòng mạch nhỏ 8,40±0,39µm.

Hình 11. Khoảng trống gian bào ở thân quỳnh

Hình 12. Bó mạch ở thân quỳnh

Bảng 4. Kích thước các phần cấu tạo chính của thân Biểu bì (µm) KT vỏ (µm) KT trụ (µm) ĐK mạch (µm) X ±m % BK X ±m % BK X ±m % BK X ±m 102,50±1,58 5,90 638,00±2,90 39,33 951,50±3,64 54,79 8,40±0,39 Nhận xét:

Lớp biểu bì dày bảo vệ thân chống chịu với các tác động cơ học. Các tế bào mô cứng ở lớp vỏ làm tăng khả năng chống đỡ cho cây. Kích thước phần trụ lớn giúp cây quỳnh vững chắc.

Số lượng bó mạch nhiều, đường kính lòng mạch nhỏ có tác dụng làm tăng áp suất dẫn truyền, tạo thế năng hút nước và đẩy nước lên cao.

2.4. Khả năng tái sinh

Có thể tái sinh bằng hạt hoặc tái sinh chồi

Chăm sóc: Hoa quỳnh rất dễ trồng, chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Ngày nay, quỳnh thường được trồng trong chậu để dễ di chuyển khi xem hoa nở và có thể trồng bằng cách cắm cành. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Có thể để quỳnh trong nhà nhưng phải đặt ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón "Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom" mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng tư đến tháng chín. Không nên dùng những loại phân bón có nồng độ cao Nitrogen. Lý do mà hoa quỳnh không nở là chủ yếu vì quỳnh thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường hoa quỳnh nở tươi tốt, nở nhiều hoa phải sau 5 năm trở lên). Đặc biệt, quỳnh không sống được trong môi trường quá nhiều nước.

Một phần của tài liệu khóa luận về CÂY XƯƠNG RỒNG (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w