Động đất ít gây nguy hiểm trực tiếp cho con người nhưng việc cây cối, nhà cửa, đồ đạc bị đổ lại luôn đe dọa đến sinh mạng con người. Vì vậy sẽ an toàn hơn khi tìm nơi thoáng đãng, tránh xa các tòa nhà, cây cối, đường dây điện.
Giáo viên đặt 5 bức tranh, hoặc các thẻ ghi tên thiên tai ở các khu vực khác nhau: Bão, Lũ lụt, Sạt lở đất, Hạn hán, Dông và Sét.
Giáo viên chia cả lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-6 em. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng có nhiệm vụ: ghi chép ý kiến của nhóm mình, thuyết trình và bổ sung các ý kiến từ các lần thảo luận sau.
Thảo luận đầu tiên: mỗi nhóm có 15 phút để thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Khi thiên tai xảy ra các em nên làm gì để an toàn? + Những việc không nên làm khi thiên tai xảy ra?
Sau khi nghe hiệu lệnh “Dừng” của giáo viên, các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến điểm tiếp theo. Nhóm trưởng vẫn giữ nguyên vị trí.
Đúng Sai Chúng ta nên chặt bớt cây để mặt đất thoáng đãng nhằm tránh sạt lở đất. √ CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý KHÁC 1. Thảo luận bàn tròn – Những việc nên và không nên làm khi thiên tai xảy ra
(dành cho học sinh THCS)
Thời gian: 35’
Chuẩn bị: Tài liệu phát tay
Chủ đề 1 hoặc thẻ ghi tên các loại thiên tai
Các lần thảo luận tiếp theo: các nhóm có 7 phút để thảo luận tại mỗi điểm.
Sau 3-5 lần đổi chỗ, giáo viên mời đại diện của các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
Giáo viên tổng hợp các hoạt động cần thực hiện khi thiên tai đó xảy ra (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 5).
Giáo viên chia cả lớp thành 2 đội. Trên bảng giáo viên dán sẵn 2 thẻ “Nên” và “Không nên” cho mỗi đội chơi. Giáo viên đặt các cánh hoa bằng giấy vào 1 giỏ phía
trước mỗi đội.
Mỗi bạn từ từng đội sẽ lần lượt lên lấy 1 cánh hoa, đọc to và quyết định đó là hành động “Nên” hay “Không Nên”.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích và công bố xem cánh hoa đó đúng hay sai để cho điểm đội. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: chọn một loại hình thiên tai có khả năng xảy ra ở địa phương và xây dựng các sản phẩm truyền thông (vẽ báo tường, sân khấu, múa hát,…) để trẻ em, gia đình và cộng đồng nhận thức được Nên và Không nên làm gì trước, trong và sau thiên tai.
Trước buổi học, giáo viên nên tham khảo kế hoạch ứng phó với thiên tai của trường và địa phương, và xem các loại hình thiên tai nào có thể xảy ra tại địa phương. Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm thảo luận, mỗi
nhóm khoảng từ 5-6 em.
Giáo viên cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau (có thể thảo luận về loại hình thiên tai cụ thể với địa phương):
+ Trước khi thiên tai xảy ra, học sinh nên làm gì? + Trong khi thiên tai xảy ra, học sinh nên làm gi? + Sau thiên tai, học sinh nên làm gì?
Các nhóm thảo luận trong 15 phút.
Giáo viên mời các nhóm lên thuyết trình và kết luận
2. Hoạt động Ghép thẻ“Nên” và “Không nên” “Nên” và “Không nên” Thời gian:15’
Chuẩn bị:Tài liệu phát tay 5.2
3. Làm sản phẩmtruyền thông truyền thông (dành cho học sinh THCS) Thời gian:30’ Chuẩn bị: Giấy A0 4. Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học
Thời gian:30’
những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai. Giáo viên kết hợp với kế hoạch phòng, tránh thiên tai trong trường học:
Lựa chọn một loại thiên tai phù hợp với địa phương, giáo viên giao bài tập về nhà cho các em: thảo luận với bố mẹ cần phải làm gì trước, trong và sau thiên tai và làm kế hoạch ứng phó với thiên tai tại gia đình.
KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
Trường:………Huyện:……….. Xã:………..
Tháng
trong năm Loạithiên tai Những việc em
cần làm trước khi xảy ra thiên tai Những việc em cần làm trong khi xảy ra thiên tai Những việc em cần làm sau khi xảy ra thiên tai
Tên hộ gia đình………...Số người trong gia đình.…
Tên công việc Người thực hiện Thời gian
A. Trước khi thiên tai xảy ra… …
…
B. Trong khi thiên tai xảy ra… …
…
C. Sau khi thiên tai xảy ra… …
…
5. Xây dựng kế hoạch GNRRTT tại gia đình GNRRTT tại gia đình
(dành cho học sinh THCS)