C. Sau khi thiên tai xảy ra
2. Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện phỏng vấn:
Giáo viên giới thiệu: Trong hoạt động thu thập thông tin lịch sử về các sự kiện thiên tai trong vòng 15 năm trở lại đây, các em sẽ phỏng vấn người thân, người cao tuổi, người đã sống nhiều năm tại địa phương.
Giáo viên cho các em làm việc theo cặp. Nhiệm vụ của mỗi cặp là thảo luận và ghi ra những câu hỏi cần phỏng vấn.
Giáo viên gợi ý những thông tin cần hỏi:
+ Những thiên tai đã từng xảy ra tại địa phương? Xảy ra vào thời gian nào?
+ Có dấu hiệu gì báo trước những thiên tai đó? Thời gian báo trước bao lâu? Kéo dài trong bao lâu? + Những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu? + Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại đó?
+ Những thay đổi trong cách sử dụng đất (mùa vụ, khu vực có rừng trước đây...)?
+ Những thay đổi về tổ chức xã hội tại địa phương?
Giáo viên hướng dẫn các em điền thông tin vào bảng như dưới đây.
3. Thực hành: Giáo viên có thể gọi 1-2 cặp lên thực hành
phỏng vấn và điền thông tin. Cả lớp quan sát và góp ý.
4. Bài tập về nhà: Giáo viên giao cho mỗi cặp về phỏng
vấn 1-2 người cao tuổi trong làng. Kết quả bài tập này sẽ được chia sẻ tại những buổi học sau.
Thời gian: Chuẩn bị:
Các hoạt động chính: 6.2 Thông tin lịch sử
Ví dụ: Thông tin về thiên tai đã xảy ra tại xã A, từ 1995-2011
Năm Thiên tai Thiệt hại Nguyên nhân Cách khắc phục
1995 Lụt • Xói lở đất, tắc đường
• Ngập hơn 1m, nhiều nhà bị ngập, hỏng hết giường tủ, bàn ghế, giấy tờ...
• Mất lúa, hoa màu và cây trồng khác • Vỡ đê
• Đường đất chưa được bê tông hóa. • Mưa to kết hợp với triều cường • Đê đắp bằng đất • Huy động lực lượng bộ đội và thanh niên đi cứu đê
• UBND xã di chuyển một số hộ đến nơi cao hơn
1998 Mưa lớn,
Bão • Huy động lực lượng bộ đội và thanh niên đi cứu đê
• UBND xã di chuyển một số hộ đến nơi cao hơn
• Nhà của các hộ nghèo, xây lâu năm, không chắc chắn
• UBND xã sơ tán những hộ ở vùng thấp lên vùng cao hơn • Cấp nước sạch phục
vụ cho ăn uống • Dọn dẹp đường làng • Phun thuốc khử trùng • Hỗ trợ dựng lại mái
cho các hộ nghèo 2003 Bão • Nước ngập hơn
70cm, kéo dài 1 ngày. • Nước giếng bị nhiễm
mặn • Đất bị nhiễm mặn, hỏng hết hoa màu và cây vườn • Không có nắp đậy giếng • Kênh mương thoát nước chưa được xây dựng hợp lí • Thanh niên dọn dẹp đường làng và các khu vực công cộng
6.3 Luyện tập thoát hiểm
(Dành cho học sinh tiểu học và THCS) 45’
Giáo viên tìm hiểu xem trường học đã có kế hoạch khẩn cấp trước các hiểm họa/thiên tai chưa
Giáo viên chuẩn bị các phương án thoát hiểm bao gồm:
+ Loại thiên tai giả định + Dấu hiệu cảnh báo
+ Hiệu lệnh sơ tán (còi, trống…)
+ Tuyến thoát hiểm: quy định hành lang và cầu thang…
Thời gian: Chuẩn bị:
+ Địa điểm sơ tán
+ Quy định thời gian để thoát hiểm
Giáo viên giới thiệu mục đích và tầm quan trọng của các phương án thoát hiểm.
Giáo viên cho học sinh luyện tập theo phương án đề ra:
+ Nêu tình huống
+ Báo động bằng hiệu lệnh
+ Hướng dẫn học sinh di chuyển theo tuyến quy định + Tập hợp các bạn học sinh tại địa điểm sơ tán + Kiểm tra số lượng học sinh
+ Tính giờ
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà bàn bạc với gia
Các hoạt động chính:
Hoạt động gợi ý khác: