15 m2 đòi hỏi một hệ thống lọc 5 m
9.1.2- Giống cá bãi trầu Trichopsis:
70
Nhóm này có 3 loài là cá thanh ngọc Trichopsis pumilus, T. schalleri và
cá bãi trầu T. vitattus. Kích thước kho ảng 50-80mm. Cơ thể d ạng dẹp, kéo dài. Cá phân bố hầu h ết ở các thủy v ực Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào, Việt Nam và Campuchia.
Hình 24: Hình dáng bên ngoài của cá Thanh ngọc 9.1.2.1-Cá thanh ngọc (Trichopsis pumilus Arnold, 1936). Phân bố: Đông Nam Á như Thái lan, Nam Việt Nam, Indonesia. Chiều dài cá: 3.5 cm.
Chiều dài bể: không giới hạn, có thể nuôi trong keo, bể nhỏ, lọ. Thức ăn: giun, côn trùng, thức ăn viên.
Nhiệt độ nước: 24-280C.
Bể nuôi chung nhiều loại cá nhưng cá đực phải nuôi riêng.
Cá thanh ngọc (Pygmy croaking gourami) thích sống trong các vùng có nhiều cây cỏ thủy sinh, các thủy vực nước đứng hay nước chảy chậm. Nước nhẹ và hơi acid có pH=6,5. Cá có thân mảnh khảnh và dẹp. Cá có màu đỏ son, phần lưng sẫm màu ôliu, hông sáng hơn và cuống đuôi có màu lục hay màu trắng, những sọ c màu lam đen chạy từ mõm tới gố c của cuống vi đuôi. Vây lưng dạng lông chim và nhọn, màu lục hay vàng, lốm đốm xanh lam hay đỏ có viền màu đỏ sẫm, vây đuôi tròn và nhọn về phía sau. Vi hậu môn bắt đầu từ sau lỗ hậu môn kéo dài gần tận cuống vi đuôi.
Cá có thể nuôi ghép với nhiều loài cá khác trong bể. Cá đực thường có màu sặc sỡ trên các vây, thon hơn cá cái. Ngoài ra các vây cá đực thường dài hơn cá cái, đặc biệt là vây lưng nhọn và dài trong khi ở cá cái tròn và ngắn. Bể đẻ thường thiết kế cho các th ực vật có bản lá lớn làm nơi cho cá đẻ. Cá đực hiếm khi làm tổ bọt trên mặt nước. Tổ sẽ xây rất nhanh trước khi cá bắt cặp và thường làm với các bản lá lớn. Con đực bơi trước và sau cá cái trong khi vừa làm tổ vừa giương vi rộng và sặc sỡ trước con cái. Lúc này chúng ta nghe cá phát ra âm thanh như dế kêu. Sau đó chúng bơi gần nhau, qu ấn quýt bên nhau cho đếnkhi đưa cá cái lại gần tổ và phóng trứng. Cá thường đẻ trứng dính chùm khoảng 2 -3 trứng lại với nhau. Mỗi nhóm trứng được phủ 1 lớp bọt bong bóng. Thời gian sinh sản kéo dài khoảng 2 giờ và một cá cái tốt có thể đẻ 400 trứng. Cá đực sẽ phóng tinh thụ tinh trứng và nhặt những trưng rơi vãi đưa vào tổ.
71
Thỉnh thoảng cá cái cũng nhặt những trứng rơi nhưng nó không được phép lại gần tổ cho nên nó phun trứng về phía cá đực. Sau đó cá đự c ngậm trứng này đưa vào tổ. Sau khi sinh sản, chỉ có cá đực chăm sóc trứng. Cá thanh ngọc đẻ nhiều lần trong năm.
Sau 24 giờ trứng nở. Cá bột mới nở rất lớn với khối noãn hoàng màu trắng. Cá treo lơ lững dính vào tổ và đuôi hướng về phía dưới. Sau 3 ngày thì cá bơi lội tự do và bắt đầu ăn thức ăn ngoài như luân trùng, giáp xác râu ngành cở nhỏ.
9.1.2.2.- Cá bãi trầu (Trichopsis vittatus Cuvier and Valenciennes, 1831).
Phân bố: Đông Nam Á như Thái lan, Nam Việt Nam, Malaysia và đảo Greater Sunda (Indonesia).
Chiều dài cá: 6cm
Chiều dài bể: không giới hạn có thể nuôi trong keo, lọ, bể nhỏ. Thức ăn: giun, côn trùng, thức ăn viên.
Nhiệt độ nước: 24-280C.
Bể nuôi chung nhiều loại cá, riêng cá đực phải nuôi riêng. Hình thái :
Vi lưng :D 0-II-IV/6-8. Vi hậu môn A : VI-VIII/24-28
Vi ngực P: 11 Vi bụng V: I/5
Đường bên: 28-29
Cá bãi trầu (Croaking gourami) phân bố rất nhiều đầm lầy, ruộng lúa, kênh mương ở ĐBSCL. Cá có thân hình dẹp ngang, hơi dài. Viền trên của đầu lõm xuống từ đầu mõm đến sau mắt. Mắt to, mõm nhọn, miệng g ần như thẳng đứng, hàm dưới nhô ra. Trên thân mình có các sọc chạy từ sau nắp mang đến cuống đuôi, thường 3-4 sọc.
Không giống như cá thanh ngọc, cá bãi trầu thường xây tổ b ằng bọt nước miếng trên mặt nước dưới các th ực vật nổi như lá môn, súng sen. Cá cái thành thục có b ụng to, lớn. Cá đẻ thành từng nhóm trứng khoảng 4-6 trứng. Cá bắt cặp và đẻ như cá bãi trầu. Trong một lần sinh sản cá có th ể đẻ 200-600 trứng. Đặc biệt trong thời gian sinh sản con đực th ường phát ra tiếng kêu nh ư d ế kêu. Sau khi sinh sản, cá cái thường được bắt ra khỏi tổ. Trứng khoảng 24-36 giờ thì nở và 3 ngày sau bắt đầu bơi lội tự do, ăn ngoài.