Kết quả: Biểu tượng của tưởngtượng

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học đại cương ths dương thị kim oanh (Trang 45 - 49)

1.3. Vai trò của tưởng tượng

- Tưởng tượng giúp con người định hướng hành động của mình bằng cách hình dung ra trước sản phẩm của hoạt động và cách thức đi đến sản phẩm đó.

- Tưởng tưởng thúc đẩy hoạt động của con người đạt kết quả cao (-> đối với nhà giáo dục: hình dung ra mô hình con người mới mà giáo dục cần đạt tới).

- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức và hình thành, phát triển nhân cách của học sinh

2. Các cách sáng to trong tưởng tượng

2.1. Thay đổi kích thước, số lượng

Là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách thay đổi kích thước, số lượng, độ lớn … nhằm tăng lên hay giảm đi hình dáng của nó so với hiện thực.

Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tý hon; Phật bà nghìn tay, nghìn mắt

2.2. Chắp ghép

Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau để tạo ra hình ảnh mới. Các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến mà chỉ là sự ghép nối, kết dính giản đơn.

Ví dụ: Hình ảnh con rồng, hình ảnh đầu người mình cá…

2.3. Liên hợp

Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với nhau. Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến trong mối tương quan mới.

Ví dụ: Thủy phi cơ là sự kết hợp giữa tầu thủy và máy bay; Xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp giữa ô tô và tàu điện.

2.4. Nhn mnh

Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: Xây dựng những nét điển hình của một loại nhân vật trong văn học, nghệ thuật, hội họa..

2.5. Loại suy

Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.

Ví dụ: Từđôi bàn chân của con vịt, người ta mô phỏng chế tạo ra bộ phận chân vịt của tàu thủy

3. Phân loi tưởng tượng

3.1. Tưởng tượng không chủđinh

Là loại tưởng tượng không theo một mục đích định trước.

Ví dụ: Đang dạo chơi bỗng nhiên ta ngước nhìn các đám mây trên bầu trời, đôi khi ta tưởng tượng thấy hình mặt người hay hình một con thú. Đó là hình ảnh tưởng tượng không chủđịnh.

3.2. Tưởng tượng có chủđịnh

loại tưởng tượng theo một mục đích đặt ra từ trước, có kế hoạch và phương pháp nhất định nhằm tạo ra hình ảnh mới.

Tưởng tượng có chủđịnh gồm: • Tưởng tượng tái tạo

Là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên sự

mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu...

Ví dụ: Học sinh tưởng tượng ra được những điều thầy giáo mô tả trên lớp. • Tưởng tượng sáng tạo

Là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội.

3.3. ước mơ và lý tưởng

ước mơ: Là một loại tưởng tượng tổng quát về tương lai, biểu hiện những mong muốn,

ước ao gắn liền với nhu cầu của con người.

Lý tưởng: Là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới. Nó là động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người hoạt động vươn tới tương lai.

D. Ngôn ngữ

I. Ngôn ng

1. Khái niệm

Cùng với yếu tố hoạt động, trước hết là hoạt động lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển lịch sử loài người và sự phát triển của mỗi cá nhân. Chính nhờ có ngôn ngữ mà con người thiết lập được các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa con người với xã hội…qua đó trao đổi được những ỹ nghĩa, tình cảm, kinh nghiệm, phối hợp hành động chung. Hay nói khác đi, con người thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy.

Ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lý học. Ngôn ngữđặc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, ở giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm…

2. Chức năng của ngôn ngữ

2.1. Chức năng chỉ nghĩa:

Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từđó, câu đó … với một sự vật, hiện tượng.

Nhờ chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ mà các kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người

được cốđịnh lại, được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau. 2.2. Chức năng thông báo:

Ngôn ngữđược dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin và nhờđó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người.

Chức năng thông báo của giao tiếp còn được gọi là chức năng giao tiếp. Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến thay đổi hành vi.

2.3. Chức năng khái quát hoá:

Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà chỉ một lớp, một loại các sự

vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. Vì vậy, ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.

Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra mà phải dùng ngôn ngữ làm công cụ, phương tiện. Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụđể cốđịnh lại các kết quả của hoạt động này.

Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo (giao tiếp) là cơ bản nhất. Chỉ

trong quá trình giao tiếp con người mới thu nhận được các tri thức mới về hiện thực do đó mới điều chỉnh được hành vi của mình cho thích hợp với hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng khái quát hoá cũng là một quá trình giao tiếp song ởđây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện chức năng thông báo và chức năng khái quát hoá.

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học đại cương ths dương thị kim oanh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)