1. Giai đoạn ghi nhớ
Ghi nhớ là giai đoạn tạo dấu vết về những mối liên hệ giữa tri thức mới và tri thức đã có trong kinh nghiệm, giữa tri thức mới với nhau trên vỏ não.
Có 2 loại ghi nhớ:
- Ghi nhớ không chủđịnh: Là loại ghi nhớ không có mục đích, kế hoạch, biện pháp đặt ra từ trước, không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí mà vẫn ghi nhớđược tài liệu.
- Ghi nhớ có chủđịnh: Là loại ghi nhớ có mục đích, kế hoạch, biện pháp đặt ra từ trước,
đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.
Ghi nhớ có chủđịnh được thực hiện bằng 2 phương pháp:
- Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi, lặp lại tài liệu nhiều lần một cách giản đơn.
Học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này. Nhìn chung, học sinh ghi nhớ
máy móc trong các trường hợp sau:
- Không thể hiểu hoặc không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu. - Các phần của tài liệu rời rạc không có quan hệ lôgic với nhau.
- Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng câu từng chữ trong sách giáo khoa.
Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên phương pháp ghi nhớ này sẽ trở nên hữu ích trong trường hợp ta phải ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, ngày tháng năm sinh…
- Ghi nhớ có ý nghĩa: Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó.
Đây là phương pháp ghi nhớ chủ yếu trong học tập của học sinh, đảm bảo sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững, nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn. Nó tốn ít thời gian hơn ghi nhớ máy móc song lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.
2. Giai đoạn gìn giữ
Là giai đoạn củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên vỏ não. Có 2 loại gìn giữ:
- Gìn giữ tiêu cực: Là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn.
- Gìn giữ tích cực: Là sự gìn giữđược thực hiện bằng cách nhớ lại trong những tài liệu
đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Trong hoạt động học tập của học sinh, quá trình gìn giữđược gọi là ôn tập. Để gìn giữ
(ôn tập) tốt nên thực hiện theo các chỉ dẫn dưới đây:
- Phải ôn tập một cách tích cực.
- Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi đã ghi nhớ tài liệu.
- Phải ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một môn học.
- Cần ôn rải rác không nên ôn tập trung liên tục trong một thời gian dài.
- Ôn tập phải có nghỉ ngơi.
- Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.
3. Giai đoạn nhận lại và nhớ lại
Đây là giai đạon giúp ta tái hiện lại những hình ảnh đã đuợc ghi nhớ trên vở não. Nhận lại là quá trình nhớ về một đối tượng trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Nhớ lại là quá trình làm sống lại những hình ảnh đã được củng cố trong trí nhớ mà không cần tri giác lại đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủđịnh hoặc có chủđịnh.
Khi sự nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó khăn nhất định, phải có sự nỗ lực của ý chí thì gọi là sự hồi tưởng.
Khi sự nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú trong không gian và thời gian thì gọi là hồi ức. Trong hồi ức, chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tượng đx qua mà còn đặt chúng vào một thời gian và địa điểm nhất định.