Thưviệnhọc làm ột môn khoa học độc lập

Một phần của tài liệu Bài giảng thư viện học đại cương (ngành thư viện) (Trang 55 - 58)

3. Nhân viên thưviện

2.2. Thưviệnhọc làm ột môn khoa học độc lập

“Khoa học là hệ thông gồm những qui luật về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích lữy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Nhiệm vụ của khoa học là miêu tả hiện tượng một cách chính xác và phát

hiện ra những quy luật khách quan cua cảc hiện tượng ngẫu nhiên và lộn xộn để giải thích và dự kiến chúng. Khoa học giúp con người càng ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội ”22.

Các ngành khoa học đều ra đời và phát triển do nhu cầu của xã hội. Thư viện học ưở thành một khoa học khỉ bẵo đảm một số điều kiện sau:

- Có một hệ thống tri thức: bao gồm một bộ máy các khái niệm, thuật ngữ, hệ thống các vấn đề lý thuyết cơ bản, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu;

- Có đối tượng nghiên cứu riêng;

- Có đội ngũ cán bộnghiên cứu khoa học; - Có các cơ quan, trung tâm nghiên cứu; - Có vị trí trong hệ thông các ngành khoa học. Thư viện học (library Science) ra đời do nhu cầu của xã hội và hội đủ điều kiện để ưở thành một ngành khoa học độc lập. Cũng như các khoa học khác, thư viện học có lịch sử phát sinh, phát triển, có hệ thống thuật ngữ đặc trưng riêng. Trên thế giới đã xuất bản nhiều từ điển thuật ngữ thư viện học (vài ngàn thuật ngữ và khái niệm). Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về khoa học thư viện không ngừng tăng lên, các thư viện lớn, các trường đào tạo cán bộ thư viện của các nước đều thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, nhiều tổ chức quốc tế, khu vực, quô'c gia hoạt động ưong lĩnh vực thư viện đã tích lũy được một

tiềm lực lý thuyết thư viện học đáng kể. Thư viện học có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác.

2.3. Định nghĩa về thư viện học c) Định nghĩa thư viện học

Các nhà thư viện học định nghĩa khác nhau về thư viện học. Ví dụ thư viện học dược định nghĩa là “khoa học về thư viện”, hay “ khoa học nghiên cứu việc tổ chức các thư viện” 23, “khoa học về sự nghiệp thư viện ” 24, “bộ môn khoa học nghiên cứu về lịch sử lý luận, phương pháp và nội dung cửa hoạt động thư viện”25; “ thư viện học là khoa học xẫ hội, nghiên cứu sự nghiệp thư viện, các qui luật, nguyên tắc hình thành, phát triển, vận hành mạng lưới thư viện, sự tác động lẫn nhau ưong các khía cạnh khác nhau” 26 ; “ thư viện học là môn khoa học xã hội nghiên cứu quy luật phát triển sự nghiệp thự viện như là một hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp, liên hệ một cách hữu cơ vòi những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, với những tữtưỡng và quan điểm của giai

23 Từ điển tiếng Việt.- H.: Khoa học xã hội, 1994.- ư772.

24 N.c. Cartaxop, V.V.Scvorsov. Thư viện học đại cương.- M.:

Trường Đại học Văn hóa, 1996.- ư.7 (tiếng Nga)

25 Tiêu chuẩn Việt Nam- Hoạt động thông tin tư liệu.-ìi.: Viện Tiêu chuẩn Việt Nam, 1995.- tr.5.

26 Sự nghiệp thư viện: từ điển thuật ngữ.-M.: Knhỉga, 1986.- tt.25- 26.

cấp thống trị trong xã hội”27, “thư viện học ỉà khoa học về công tác thư viện cố lịch sử lâu dài, cố nội dung lý thuyết phong phú, cố hệ thếng khái niệm to lớn, là lĩnh vực ứng dụng thực tế rộng rãi và có những đặc điểm khác như trong phần lớn khoa học và các môn học ”28.

Từ các định nghĩa trên, chúng ta cố thể rút ra kết luận thư viện học là một ngành khoa học xã hội độc lập, nghiên cứu các quỳ luật, nguyên tắc hình thành, phát triền, vận hành thư viện, công tác thư viện và sự nghiệp thư viện trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau.

Lịch sử phát triển thư viện học và các định nghĩa thư viện học chứng minh rằng thư viện học là một hệ thống mở, là một khoa hộc thường xuyên đổi mới tri thức, là khoa học xã hội, không phụ thuộc vào sự gia tăng tỷ trọng kiến thức toán học hay kiến thức kỹ thuật trong nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng thư viện học đại cương (ngành thư viện) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)