Phương pháp mô tả sách

Một phần của tài liệu Bài giảng mô tả tài liệu thư viện (ngành thư viện) (Trang 44 - 70)

1.1. Sách đơn

1.1.1. Mô t theo tác gi a. Tác gi cá nhân

* Lựa chọn tiêu đề mô tả chính

- Sử dụng tên mà tác giả thường được biết đến nhiều nhất từ những nguồn lấy

thông tin chính để làm cơ sở cho tiêu đề mô tả tên tác giả cá nhân. Đó có thể là tên thật, bút danh, tước hiệu quí tộc, biệt danh, chữ cái đầu hoặc cách gọi khác của cá nhân.

+ Tài liệu có một tác giả cá nhân thì tác giảđược chọn làm tiêu đề mô tả chính. + Tài liệu có từ hai đến ba tác giả cá nhân thì mô tả theo tác giảđầu tiên.

+ Tài liệu có nhiều hơn ba tác giả và xác định được tác giả nào là người chịu trách nhiệm chính, như chủbiên…thì chọn tác giảđó làm tiêu đề mô tả chính.

- Không lập tiêu đề mô tả chính cho những người có trách nhiệm thứ yếu đối với việc tạo ra ấn phẩm như người dịch, người hiệu đính, người kể, người dịch, người

ghi, người giới thiệu…

+ Đối với những tài liệu được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, khi mô tả

lấy tác giả của nguyên bản gốc làm tiêu đề mô tả chính.

+ Trường hợp tên tác giả là một phần của nhan đề tài liệu thì lựa chọn tên tác giảlàm tiêu đề mô tả chính và tác giảnày được nhắc lại ở trường 600 (Tiêu đề bổ sung chủđể - Tên cá nhân) trong MARC21.

+ Tên tác giả được ghi lên dòng đầu tiên của phiếu mô tả, (bắt đầu từ vạch dọc

đầu tiên, nếu xuống dòng bắt đầu từ vạch dọc thứ hai, cách vạch dọc thứ hai 0,5 cm.

đối với phiếu mô tả truyền thống) và viết hoa chữcái đầu của Họ, Đệm, Tên. VD: Phích mô tảấn phẩm 1 tác giả Việt Nam Hoàng, Ngc Hà Gập ghềnh : Tiểu thuyết / Hoàng Ngọc Hà. – Hà Nội : Hội Nhà văn, 1999. – 222 tr. ; 19 cm. Giá tiền : 19 000 VND.

VD: Phích mô tảấn phẩm 1 tác giảnước ngoài:

Phích mô tảấn phẩm có tên sách song song:

Phích mô tảấn phẩm hai tác giả:

Stopa, Drmiriam

Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn : (các câu trả lời phù hợp với trẻ từ 2 – 11 tuổi) / Drmiriam Stoppa ; Trần Thanh Hoá dịch. – Hà Nội : Phụ nữ, 2002. – 176 tr. ; 21 cm.

Giá tiền : 25 000 VND.

Nguyễn, Thế Anh

Anh ngữ du lịch = English in tuorism / Nguyễn Thế Anh. – Hà Nội : Giáo dục, 2004. –375 tr. : minh hoạ ; 21 cm.

Giá tiền : 75 000 VND.

Nguyễn, Đức Bằng

Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập hình học 10 / Nguyễn Đức Bằng, Trần Văn Vương. – Hà Nội : Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. – 134 tr. ; 24 cm.

Phích mô tảấn phẩm ba tác giả:

Phích mô tảấn phẩm năm tác giả:

Phích mô tảấn phẩm khuyết danh:

*Các vùng mô tả

Vùng 1: Nhan đề và thông tin trách nhiệm

Nhan đề chính: Là yếu tố phản ánh khá đầy đủ nội dung của tài liệu được trình bày ở trang tên sách.

Phạm, Hồng Thái

Pháp luật đại cương / Phạm Hồng Thái,

Đinh Văn Mậu, Huỳnh Viết Tấn. – Đồng Nai

: Nxb. Đồng Nai, 1998. - 420 tr. ; 20 cm. Giá tiền: 32 000 VND.

Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt

Nam / Cao Huy Đỉnh, …. [et al]. – Tái bản lần 3 có bổ sung. – Hà Nội : Khoa học - Xã hội, 2005. – 426 tr.; 20 cm.

Giá tiền: 48 000 VND.

Nhịđộmai / Cao Huy Đỉnh giới thiệu . – Tái bản lần 3. – Hà Nội : Văn học, 2000. – 326 tr. ; 20 cm.

Nhan đềchính đề ghi tên tài liệu (ghi đầy đủ, không viết tắt), nếu quá dài thì sử

dụng dấu ba chấm (…) ở giữa hoặc cuối câu.

Cách viết: Nhan đề chính ghi dưới tiêu đề mô tả, bắt đầu từ vạch dọc thứ hai. Nếu phải xuống dòng thì lùi ra vạch dọc thứ nhất.

Khi trình bày nhan đề chính cần lưu ý:

- Nhan đề tài liệu mà không rõ ràng thì bổ sung thêm thông tin và ghi trong dấu ngoặc vuông [ ].

- Khi có nhan đề lựa chọn thì ghi như mô tả trên tài liệu. VD: Phương pháp làm tăng tuổi thọ hay là Bí quyết sống lâu.

- Khi tài liệu có nhiều nhan đề riêng (không có nhan đề chung) thì mô tả theo

như thứ tự trình bày ở trang tên sách (không ghi quá hai tên). Đối với sách một tác giả

thì dùng dấu chấm phẩy giữa các nhan đề, đối với sách nhiều tác giả dùng dấu chấm giữa các nhan đề.

- Khi nhan đềở bìa và nhan đềở trang tên sách khác nhau thì ghi theo thông tin trên trang tên sách.

- Nếu có niên biểu liên quan đến nhan đề thì ghi trong dấu ngoặc đơn hoặc ngăn

cách với nhan đề bằng dấu phẩy (,).

- Khi sách không có một nhan đề nào khác ngoài tên của tác giả (cá nhân hay tập thể) thì tên tác giả được coi như nhan đề chính, phần thông tin trách nhiệm không nhắc lại tên tác giảđó nữa.

- Khi tài liệu có hai nhan đề trởlên thì ghi nhan đề đầu tiên (đối với các nhan đề

cùng ngôn ngữ) hoặc nhan đề được trình bày nổi trội nhất. Với sách có nhan đề song song thì ghi bằng ngôn ngữchính văn.

- Chuyển tả chính xác nhan đề chính theo đúng trật tự của từ và chính tả xuất hiện trên tài liệu nhưng không nhất thiết phải theo cách viết hoa.

- Nhan đề của tài liệu bị in sai thì chỉnh sửa những lỗi do in ấn và ghi nhan đề đúng như nó xuất hiện trên nguồn tin vào phụ chú.

Ví d: Làm thếnào để hạn chế tối đa rủi ro mắc bệnh ung thư

Phụ chú: Nhan đề xuất hiện trên nguồn tin là: Làm thế nào để hạn chế tới đa

rủi ro mắc bệnh ung thư

Hoặc chuyển tả cả những từ viết sai khi nó xuất hiện trên tài liệu. Ghi tiếp sau

thông tin đó là chữ i.e. (chính xác là) và ghi những từ sửa đổi vào trong ngoặc vuông. Ví d: Làm thếnào để hạn chế tới đa rủi ro mắc bệnh ung thư, i.e. [tối].

- Viết hoa theo đúng qui định về chính tả, tên người và địa danh.

- Nếu nhan đề của tài liệu không được lấy từ nguồn lấy thông tin chính, ghi nguồn lấy thông tin vào phụ chú.

- Nhan đề chính trong nguồn lấy thông tin có dấu ba chấm (…) hoặc dấu ngoặc vuông [ ] thì thay thế chúng bằng dấu gạch ngang – và dấu ngoặc đơn () tương ứng.

- Nếu trên nhan đề của tài liệu có những ký hiệu đặc biệt như hình ngôi sao, hình trái tim…, thay thế chúng bằng hình thức mô tả của người biên mục và đặt trong dấu ngoặc vuông [ ].

Ví d: Nhan đề tài liệu: Ngôn ngữ

Thay thế bằng: Ngôn ngữ [tình yêu]

- Nếu nhan đề chính chỉ bao gồm tên người hoặc tên tổ chức chịu trách nhiệm

đối với nội dung tài liệu, chuyển tảnó như nhan đề chính.

- Chỉ rút gọn nhan đề chính quá dài khi điều đó không làm mất những thông tin chủ yếu. Không bao giờ được bỏ qua bất kỳ từ nào trong năm từ đầu tiên của nhan đề

chính, chỉ thị sự bỏ qua bằng dấu ba chấm …

- Tên sách chính không được viết tắt

- Nếu nhan đề của tài liệu có bao gồm các từ viết tắt, giữa các từ viết tắt có dấu chấm thì chuyển tảchúng như xuất hiện trên nhan đề, không bỏ dấu chấm.

- Nếu nhan đềđược viết bằng nhiều ngôn ngữthì nhan đề được viết bằng ngôn ngữ của chính văn được chọn làm nhan đề chính.

- Nếu nhan đề chính của tài liệu là phụ chương cho một tài liệu khác hoặc là một phần của tài liệu khác, ghi nhan đề của tài liệu chính trước, sau đó là nhan đề của phụtrương hoặc phần. Ngăn cách những phần của nhan đề bằng dấu chấm.

- Nếu nguồn lấy thông tin chính có chứa đồng thời nhan đề chung và nhan đề

của những tác phẩm riêng lẻ, ghi nhan đề chung làm nhan đề chính, ghi nhan đề của các tác phẩm riêng lẻ vào phụ chú.

- Cách trình bày: ghi từ vạch dọc thứ 2, nếu xuống dòng thì lùi ra vạch dọc thứ

nhất, viết bằng chữin thường.

Định danh tài liu

- Để trong ngoặc vuông ngay sau nhan đề chính. - Không viết hoa các từtrong định danh tài liệu:

[phim khoa học] [bản nhạc]

- Sử dụng Danh mục sau để lựa chọn định danh cho tài liệu.

âm nhạc ghi hình

bản thảo nguồn tin điện tử bản gốc nghệ thuật phiên bản nghệ thuật bản vẽ kỹ thuật tài liệu, bản đồ

biểu đồ tấm phim

bộ tài liệu tranh ảnh

chữ nổi trò chơi

đa phương tiện văn bản

đồchơi vật thể

ghi âm vi hình

Nhan đề song song là nhan đề chính được viết bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của nước tiến hành mô tả.

- Chuyển tả nhan đề song song được lấy từ nguồn lấy thông tin chính, nếu lấy ngoài nguồn thông tin chính thì đưa nguồn lấy thông tin vào phụ chú.

- Nhan đềsong song được nối với nhan đề chính bởi dấu bằng “=”.

- Nếu tài liệu có nhiều nhan đề song song thì mô tả nhan đề trình bày đầu tiên,

các nhan đề còn lại có thể trình bày nếu nhan đề đó được viết bằng ngôn ngữ của quốc gia biên mục. Ngăn cách giữa mỗi nhan đề song song bởi dấu bằng “=”. Các nhan đề

còn lại đưa vào phụ chú.

Tài liệu không có nhan đề chung

- Nếu trong một tài liệu không có nhan đề chung, có một tác phẩm nổi trội hơn thì dùng nhan đề của tác phẩm này làm nhan đề chính cho tài liệu và nêu tên các tác phẩm khác vào phụ chú nội dung.

- Nếu trong một tài liệu không có nhan đề chung, không có tác phẩm nào nổi trội hơn, mô tả theo trật tự chúng xuất hiện trong tài liệu. Ngăn cách giữa những nhan

đề này bằng dấu chấm phẩy (;) nếu đó là những tác phẩm của cùng một tác giả hay cùng một cơ quan, tổ chức.

- Nếu những tác phẩm riêng biệt của những người khác nhau hoặc những tổ

chức khác nhau. Đặt sau nhan đề của từng tác phẩm nhan đề song song, thông tin bổ sung cho nhan đề và thông tin trách nhiệm liên quan. Phân cách giữa mỗi nhóm dữ

liệu bằng một dấu chấm “.”.

Thông tin khác của nhan đề (phđề):

Là những thông tin nhằm bổ sung, giải thích, làm rõ thêm cho nhan đề chính, làm rõ về nội dung, công dụng, hình thức và thể loại của tài liệu.

Cách viết: Phụđề ghi sau nhan đề chính hoặc nhan đề song song (nếu có)n ngăn

cách bằng dấu (:). Trước mỗi thông tin bổsung nhan đề được ngăn cách bằng dấu hai chấm.

VD: Thép đã tôi thếđấy : tiểu thuyết.

Những dòng nhật ký : chuyện tình huống giáo dục.

Có ba dạng phụđề:

- Phụđề hình thức gồm: album, tuyển tập, toàn tập, …

VD: Mưa đông : tuyển tập thơ.

Việt Nam : album, ….

- Phụđề chỉ tính chất gồm các dạng: lưu hành nội bộ, tham khảo nội bộ, …

VD: Biên mục : giáo trình : lưu hành nội bộ.

- Phụđề chỉ thể loại gồm các dạng: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, …

VD: Dũng sĩ Hecman: truyện tranh.

Khi đưa thông tin vào phụ đề lưu ý không đưa những lời trích dẫn, khẩu hiệu

như: Kính tặng mẹ; Học, học nữa, học mãi.

Nếu thông tin bổ sung cho tên sách quá dài thì ghi tối thiểu 5 từ đầu tiên rồi dùng dấu ba chấm “…”, thông tin còn lại đưa xuống phần phụ chú.

Chuyển tả những thông tin khác của nhan đề theo thứ tự trình bày hoặc thể hiện trên nguồn lấy thông tin chính.

Ví d: Lịch sử các học thuyết kinh tế : giáo trình

Thông tin trách nhim:

Gồm cách dẫn liệu về tác giả cá nhân hay tập thể.

Cách viết: thông tin trách nhiệm đặt sau nhan đề chính hoặc thông tin bổ sung

cho nhan đề, ngăn cách bằng dấu gạch chéo (/). Thông tin trách nhiệm gồm tên tác giả, những người cộng tác. Khi ghi thì ghi theo đúng trật tự trình bày trên tài liệu, không mô tảđảo.

Giữa các tác giả cùng nhóm ngăn cách bằng dấu phẩy, giữa các nhóm tác giả khác nhau ngăn cách bằng dấu chấm phẩy.

Đểngăn cách tên tập thể cấp trên và cơ quan cấp dưới phụ thuộc nó khi mô tả

sẽ dùng dấu chấm (.).

VD: / Thư viện Quốc gia Việt Nam. Phòng Thư mục.

Nếu tên tác giả là thành phần của tên sách thì không nhắc lại ở yếu tố thông tin trách nhiệm, chỉ ghi tên người cộng tác. Các từ thể hiện sự tham gia cộng tác nhưng

không ghi rõ tên người (VD: Dịch từ nguyên bản, minh hoạ theo bản tiếng Nga, …) cũng ghi sau gạch chéo.

Chuyển tả thông tin trách nhiệm xuất hiện nổi bật trên tài liệu theo đúng hình

thức nó xuất hiện trên tài liệu. Nếu thông tin trách nhiệm lấy từ nguồn không phải là nguồn lấy thông tin chính thì đặt nó trong ngoặc vuông “[ ]”.

Không ghi vào vùng thông tin trách nhiệm những thông tin trách nhiệm không xuất hiện một cách rõ ràng trên tài liệu.

Đối với tài liệu có từ ba tác giả cá nhân trở xuống, trong vùng thông tin trách nhiệm ghi tất cả các tác giả.

Nếu thông tin trách nhiệm có nhiều hơn ba người hoặc nhiều hơn ba tổ chức cùng thực hiện một chức năng, hoặc mức độ trách nhiệm tương đương nhau, ghi tên người hoặc tên cơ quan đầu tiên của mỗi nhóm và bỏ qua tất cả những tên người và tên

cơ quan còn lại. Chỉ dẫn sự bỏ qua bằng dấu ba chấm “...”, và bổ sung cụm từ “et al”

(et alii) hoặc những từ tương đương bằng ngôn ngữ khác không phải Latinh được đặt trong dấu ngoặc vuông.

Ví d: Lương Duyên Bình…[et al.].

Hoặc: Jean Withrow…[et al.].

Đối với nhóm người cộng tác như người dịch, người hiệu đính… Nếu mỗi nhóm có từ 1 đến 2 người thì ghi cả 2, có trên 2 người chỉ ghi 1 người, có kèm theo cụm từ chỉ trách nhiệm trong việc xuất bản cuốn sách như: hiệu đính…Mỗi nhóm thông tin trách nhiệm cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;).

Người trình bày bìa và minh họa chỉ ghi vào vùng thông tin trách nhiệm khi có ghi ở trang tên sách hoặc bìa sách.

Đối với người kểvà người ghi thì chỉ mô tảngười kể, bỏqua người ghi.

Ghi chức danh và những từ chỉ tước hiệu, trình độ vào thông tin trách nhiệm nếu những dữ liệu đó là những dữ liệu cần thiết.

Nếu một tài liệu có nhan đề song song nhưng thông tin trách nhiệm chỉ được thể hiện bằng một ngôn ngữ, chuyển tả thông tin trách nhiệm tiếp sau các nhan đề song song hoặc thông tin khác của nhan đề.

Nếu không có nhan đề song song và thông tin trách nhiệm lại xuất hiện bằng nhiều ngôn ngữ, chuyển tả thông tin trách nhiệm ghi bằng ngôn ngữ của nhan đề

chính.

Sơ đồ:

Nhan đề tài liệu [định danh tài liệu] = Nhan đề song song: thông tin bổ sung

cho nhan đề / thông tin trách nhiệm. VD:

Cuốn theo chiều gió = Gone with the wind : tiểu thuyết / Margaret Mitchell

Vùng 2: Lần xuất bản.

- Thông tin v ln xut bn

Cách viết: lần xuất bản được trình bày sau yếu tố thông tin trách nhiệm, ngăn

cách bằng dấu chấm gạch ngang (. - ). VD: . - Xuất bản lần 2, có sửa chữa.

Vùng này ghi ngay sau vùng “Nhan đề và thông tin trách nhiệm” và được ngăn

cách bởi dấu ( . - ), thống nhất ghi vùng này bằng sốẢ Rập.

Ghi lại những thông tin về lần xuất bản, tái bản, sửa chữa, bổ sung xuất hiện trên tài liệu.

Lần xuất bản được ghi bằng ngôn ngữ của chính văn tài liệu như: tái bản lần thứ 1 hoặc 2nd ed.

Nếu tài liệu không có thông tin về lần xuất bản nhưng biết chắc chắn có những

Một phần của tài liệu Bài giảng mô tả tài liệu thư viện (ngành thư viện) (Trang 44 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)