Việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được trên thực địa để đưa ra báo cáo chi tiết đòi hỏi tính chính xác và khả năng tổng hợp, phân tích một cách có khoa học, việc nà thường do các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Hiện na , nhiều nơi đã có hệ thống má tính và phần mềm cơ sở dữ liệu nên việc cập nhật và phân tích số liệu rất thuận tiện.
1. Tổng hợp và phân tích số liệu
Sau mỗi đợt điều tra giám sát, ngoài số mẫu vật thu được, chúng ta có hàng loạt các số liệu và các ghi chép từ các phiếu điều tra, sổ nhật ký, ảnh tư liệu,…các dữ liệu nà cần được sắp xếp, tổng hợp và phân tích để viết báo cáo ha viết bài công bố trên các tạp chí.
2. Viết báo cáo khoa học
Mục tiêu của việc viết báo cáo khoa họclà tru ền đạt thông tin về một vấn đề nghiên cứu đến các đồng nghiệp hoặc các nhà quản lý, và tường trình những phương pháp ha cách tiếp cận để giải qu ết vấn đề. Báo cáo được viết theo một cấu trúc đặc thù mà người viết phải tuân theo để đạt được hiệu ứng tru ền tải thông tin cao nhất. Do đó, các người viếtphải nắm được kĩ năng viết báo cáo.
Đối với một báo cáo về kết quả khảo sát ha giám sát đa dạng sinh học, thường đề cập đến các vấn đề sau:
- Thành phần loài ghi nhận.
42
- Đánh giá xu hướng biến đổi của quần thể qua các kỳ giám sát.
- Đánh giá các nhân tố tác động (của tự nhiên, của con người) đến quần thể của loài giám sát.
- Bình luận các vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, khu vực nghiên cứu, ha phương pháp thực hiện.
- Đề xuất và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Các phụ lục kèm theo.
Trước khi viết báo cáo, cần xâ dựng đề cương chi tiết nhằm đảm bảo việc trình bà các nội dung đầ đủ và logic hơn. Đề cương phải xác định rõ:
- Chủ đề báo cáo
- Phương pháp
- Tóm tắt các vấn đề/giả thu ết
- Kết quả chính
- Kết luận chính và các vấn đề còn tồn tại
Sau đó sắp xếp các vấn đề có liên quan với nhau thành nhóm và theo trình tự hợp lý đồng thời xác định các tài liệu tham khảo cho từng vấn đề. Khi viết báo cáo cần lưu ý các vấn đề sau:
Tựa đề/ tên báo cáo
Tựa đề báo cáo được viết trên trang đầu, thường ở vị trí trung tâm. Tiêu chí để đặt tựa đề là ngắn gọn nhưng đầ đủ, bao quát nhưng ấn tượng. Tựa đề phải phản ánh được nội dung chính của nghiên cứu. Vì tựa đề báo cáo thường được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, nên khi đặt tựa đề cần phải sử dụng những từ khóa.
Nội dung một báo cáo
Một báo cáo khoa học thường có những phần sau đâ :
- Tóm tắt
- Giới thiệu (hoặc mở đầu)
- Nguyên liệu và phương pháp
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận
43
T m tắt
Phần tóm tắt phải chu ển tải được những thông tin sau: mục tiêu, các
phương pháp chính đã sử dụng, và các kết luận chính của nghiên cứu.
Phần nà phải mô tả vấn đề mà tác giả quan tâm, tình trạng tri thức hiện tại ra sao và mô tả mục đích nghiên cứu một cách gọn nhưng phải rõ ràng.
Về phương pháp nghiên cứu cần phải mô tả công trình nghiên cứu được thiết kế theo mô hình gì, đối tượng tham gia nghiên cứu đến từ đâu và đặc
điểm của đối tượng, phương pháp đo lường.
Trình bà những kết quả chính của nghiên cứu, kể cả những số liệu có thể lấ làm điểm thiết ếu của nghiên cứu. Nên nhớ rằng kết quả nà phải được trình bà sao cho trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
Cuối cùng nên đưa ra một số câu kết luận và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Độ dài của phần tóm tắt trong một báo cáo kỹ thuật khoảng 1-1,5 trang.
Do đó, tác giả cần phải cung cấp thông tin một cách ngắn gọn, nhưng có dữ liệu và đi thẳng vào vấn đề. Thông thường phần tóm tắt được viết sau khi đã hoàn tất bản báo cáo.
iới thi u
Trong phần nà , tác giả cần phải trả lời câu hỏi “Tại sao phải thực hiện nghiên cứu nà ?”. Cần phải nêu bật tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Phần giới thiệu thường cung cấp những thông tin sau:
- Cơ sở/bối cảnh của vấn đề nghiên cứu
- Nêu rõ mục tiêu của nghiên cứu
- Câu hỏi và giả thu ết đưa ra
- Đóng góp quan trọng của nghiên cứu(giải qu ết vấn đề gì)
Phương pháp
Trong phần phương pháp, phải trả lời được câu hỏi: "Tác giả đã làm gì và làm thế nào?” Để trả lời câu hỏi nà , tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo lường, độ tin cậ và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Các lưu ý khi viết phần nà như sau:
44
- Ngu ên liệu: đủ và đúng (số lượng/chất lượng); - Chỉ rõ phương pháp nào kiểm chứng giả thu ết nào; - Chỉ rõ phương pháp phân tích số liệu.
Trong phần phương pháp nghiên cứu cũng có thể có những tiêu đề nhỏ như:
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu.
Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu: Cần phải cung cấp thông tin về địa điểm mà công trình nghiên cứu được thực hiện, ha nơi mà dữ liệu được thu thập, bởi vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lí của kết quả nghiên cứu.
Qu trình nghiên cứu: Trong phần nà , phải tóm lược từng bước nghiên cứu, kể cả những chỉ dẫn cho đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra, cần phải mô tả cẩn thận kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của má và nơi sản xuất,phiên bản phần mềm sử dụng. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậ và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.
Phân tích dữ liệu. Thiết kế và phân tích các kết quả nghiên cứu đều cần đến các phương pháp thống kê. Do đó, cần phải lý giải về các công thức tính toán, các chỉ số sử dụng giải thích rõ ràng về ý nghĩa của chúng.
t qu nghiên c u
Về ngu ên tắc, trong phần kết quả, tác giả phải trả lời được câu hỏi “Đã phát hiện được gì?”. Cấu trúc của phần nà phải theo theo từng đề mục tương ứng với mục tiêu đặt ra. Trong phần kết quả cần cung cấp dẫn chứng phù hợp (bảng, hình, số liệu thống kê…) và tuân thủ ngu ên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa các phần, mục.
Cần phải phân biệt rõ kết quả chính và kết quả thứ ếu. Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ liệu nà phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu phải được trình bà để lần lượt trả lời các mục tiêu nghiên cứu (ha giả thu ết) đã đặt ra. Không nên bình luận ha su diễn các kết quả mà nên dành những nhận xét cho phần thảo luận.
45
- Sắp xếp kết quả theo mức quan trọng và theo trình tự sẽ đề cập đến.
- Mô tả và phân tích ý nghĩa của dữ liệu. Nên trình bà số liệu đã được xử lý, không nên đưa ra những số liệu thô. Khi mô tả số liệu nên tránh cách viết liệt kê mà nên chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày.
- Nếu kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thu ết đặt ra, cần có giải thích cụ thể và rõ ràng. Ví dụ: giả thu ết đặt ra lúc ban đầu không đúng hoặc phương pháp thực hiện có sai sót.
Th o u n
Thảo luận thường tập trung vào việc phân tích sâu hơn hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu. Câu hỏi cần phải trả lời trong phần nà là: “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì?”. Do đó các vấn đề cần đề cập bao gồm:
- Nêu bật kết quả mới / sự khác biệt
- So sánh với kết quả đã công bố trước đâ
- Đánh giá về kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, ý nghĩa của từng kết quả nghiên cứu.
- Thảo luận về các vấn đề còn tồn tại (câu hỏi mở)
Đối với báo cáo kỹ thuật thường có thêm phần kết luận và kiến nghị.
Trong phần kết luận không nên lặp lại những gì đã viết ở phần tóm tắt mà
thường tóm lược lại các vấn đề sau:
- Về giả thu ết đặt ra
- Về phương pháp
- Về kết quả chính
Phần kiến nghị có thể đưa ra các đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo hoặc các giải pháp cho các lĩnh vực khác nhau (bảo tồn, khai thác, phát triển,…).
Vi t ời c m ơn
Phần nà dành để cảm ơn những cá nhân/tổ chức đã giúp đ cho quá trình thực hiện nghiên cứu và phân tích số liệu ha cung cấp một phần ngu ên liệu để thực hiện nghiên cứu nhưng họ chưa đủ tiêu chuẩn (hoặc không muốn) để đứng tên tác giả.Đồng thời, các tác giả có thể cảm ơn những cơ quan đã tài trợ cho nghiên cứu.
46