ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG GIAI ĐOẠN KIỂM SOÁT SỰ THỰC THI CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 28 - 38)

- Đánh giá chế độ báo cáo và giám sát thông tin phản hồi từ việc thực thi chính sách:

Ban Chỉ đạo, Tổ công tác của chính quyền cấp huyện tổ chức nhiều cuộc họp, đợt khảo sát tại địa bàn thí điểm, huy động nhiều cán bộ cấp xã thôn dành thời gian để giúp UBND huyện tổ chức triển khai chính sách tại địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua các đơn vị chuyên môn trực thuộc, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tiến độ thực thi, phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc của địa phương trong phạm vi thẩm quyền.

Hệ thống thông tin phản hồi là một trong những yêu cầu đầu tiên để có được thông tin cho hoạt động giám sát và đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách. Thông tin về tổ chức thực thi chính sách có thể được lấy từ nhiều kênh:

- Kênh báo cáo của ngành LĐTB&XH địa phương - Kênh báo cáo của MTTQ

- Kênh thông tin từ chính quyền cấp huyện - Kênh thông tin từ người dân

- Kênh thông tin từ các cơ quan quản lý chính sách…

Mỗi kênh thông tin nói trên đều có lợi thế nhất định trong việc cung cấp thông tin cho giám sát và đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

- Đánh giá công tác tiến hành giám sát, đánh giá thực thi chính sách:

bao gồm:

- Giám sát tình hình ban hành các văn bản hướng tổ chức thực thi tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

- Giám sát tình hình thực hiện các văn bản hướng dẫn tổ chức thực thi tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

- Giám sát tình hình lập, thẩm định và phê duyệt và dự án có liên quan đến hỗ trợ ưu đãi người có công với cách mạng như nhà tình nghĩa, đài tưởng niệm…theo quy hoạch của tỉnh và huyện

- Giám sát tình hình thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch của tỉnh và huyện

- Giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong quá trình tổ chức thực thi chính sách

- Giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch của tỉnh và huyện Nội dung đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách:

Đánh giá thực thi chính sách là công việc quan trọng nhằm điều chỉnh và hoàn thiện chính sách. Từ những thông tin qua việc nắm bắt thông tin, kiểm tra giám sát việc thực thi chính sách, các cơ quan thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được đánh giá là bước đổi mới quan trọng để phát huy các giá trị cơ bản của chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách tại các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả chính sách mang lại chưa thật sự cao mặc dù có những chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao đời sống người có công với cách mạng.

- Đánh giá tình hình và kết quả tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Đánh giá những ảnh hưởng của kết quả tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đối với phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tới kết quả, những tác động không tốt của việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Đánh giá công tác điều chỉnh và hoàn thiện chính sách:

Thông qua việc đánh giá thực thi chính sách, có thể phát hiện những vấn đề còn tồn tại ngay trong bản thân chính sách hoặc trong quá trình thực thi . Khi đó cần

phải có những giải pháp điều chỉnh chính sách kịp thời.

Có thể điều chỉnh một số yếu tố cốt lõi của chính sách như điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh một số công cụ và giải pháp thực thi chính sách, hoặc cũng có thể cần phải điều chỉnh thời gian thực thi chính sách, bộ máy thực thi chính sách, ngân sách cho thực thi chính sách...

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân huyện

1.3.1. Các yếu tố thuộc về UBND cấp huyện

a) Nguồn nhân lực làm công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân huyện

Con người là chủ thể thực hiện và có vai trò quyết định tới hiệu quả đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Vì vậy, nếu cán bộ, công chức làm công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm và có nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích và ý nghĩa của đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thì công tác đánh giá sẽ đạt hiệu quả cao. Do đó, để thực hiện tốt công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thì công đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được quan tâm thường xuyên.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở địa phương là nhân tố quan trọng và có vai trò quyết định đến hiệu quả công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện từ việc đề ra định hướng, hoạch định đến thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách . Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay không chỉ yêu cầu có “tầm”, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động sáng tạo… mà còn đòi hỏi phải có “tâm”, có phẩm chất đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và trước nhân dân. Giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng vừa có “tâm”, vừa có “tầm” là thực sự

cần thiết và quan trọng hàng đầu hiện nay.

b) Công tác phân cấp, phối hợp:

Phân cấp trong hoạt động quản lý tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là việc phân công, chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn trong đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của cơ quan cấp trên cho cơ quan đánh giá cấp dưới thực hiện trên cơ sở năng lực thực tế và các quy định của pháp luật.

Nếu công tác phân cấp được thực hiện tốt, các đơn vị được phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, phát huy được tính chủ động và rút ngắn thời gian trong thực hiện đánh giá. Ngược lại, nếu công tác phân cấp thực hiện không tốt hoặc không thực hiện phân cấp sẽ làm cho công tác đánh giá bị chồng chéo và không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị cấp dưới. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt công tác phân cấp trong đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, cơ quan đánh giá cấp trên có thẩm quyền phân cấp phải đánh giá chính xác năng lực của đơn vị cấp dưới để phân cấp cho hợp lý, hiệu quả. Ngược lại, đơn vị được phân cấp phải chủ động ban hành các chính sách về thi đua, khen thưởng; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

Hiệu quả của hoạt động phối hợp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của công việc. Nếu các khâu trong toàn bộ hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ, nhịp nhàng, thông suốt thì kết quả công việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; ngược lại, nếu một “mắt xích” trong chuỗi hoạt động đó bị ách tắc, tê liệt thì công việc đương nhiên bị đình trệ, kéo dài.

c) Tiềm lực tài chính ngân sách của huyện:

Đây cũng là là nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Một huyện có tiềm lực tài chính mạnh, có thể có đủ nguồn kinh phí bổ sung bên cạnh ngân sách tỉnh. Ngược lại, một huyện nghèo sẽ không đủ điều kiện về kinh phí đề tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạngvà vì vậy sẽ cản trở sự thành công của triển khai các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Do đó, việc đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ

thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngay từ giai đoạn đầu tiên cần phải dự trù nguồn kinh phí để có các phương án chủ động trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài UBND cấp huyện

a) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác đánh giá và tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn. Xét về đối tượng quản lý, nếu trình độ kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, đồng nghĩa với trình độ của đối tượng quản lý đánh giá cũng phát triển, đòi hỏi nhà quản lý phải có giải pháp đánh giá phù hợp với yêu cầu cao hơn. Xét về góc độ chủ thể đánh giá, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể trong đánh giá, cả về công cụ lẫn đối tượng đánh giá.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trên hai mặt là kinh tế và xã hội:

Về kinh tế, kết cấu hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống tổ chức, thông tin liên lạc...Về xã hội, thì trình độ, chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng để phát triển đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương.

b) Các quy định của nhà nước về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Các quy định và chính sách của nhà nước về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là cơ sở pháp lý, kim chỉ nam cho công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của các cơ quan chức năng.

Công tác tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được Nhà nước quan tâm và làm một trong những phương thức quan trọng để tri ân theo đọa lý uống nước nhớ nguồn. Do đó, có tác động mạnh vào tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, tác động đến các đối tượng được thụ hưởng, các tổ chức, cá nhân có liên quan khi

triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước.

Mặc dù, qua mỗi thời kỳ, việc xây dựng cơ chế, chính sách của Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thì việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được quan tâm nhiều hơn nữa.

c) Nhân tố thuộc về chính sách

Nếu chính sách được ban hành cụ thể, rõ ràng thì việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách sẽ dễ dàng hơn nhiều so với chính sách chỉ ban hành chung chung, không cụ thể. Việc ban hành hàng loạt các văn bản chính sách nói chung trong không ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp, thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các văn bản, mà cuối cùng là sự chi phối của chúng đối với việc thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạngtrên địa bàn theo nhiều chiều hướng khác nhau, khiến cho những hoạt động này không đạt mục tiêu mong muốn. Đôi khi nhiều chính sách được ban hành không những không giải quyết được vấn đề đặt ra mà còn gây ra những hiệu ứng làm trầm trọng hóa hơn vấn đề. Do đó, việc ban hành những chính sách từ trên xuống cần thống nhất với nhau, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn nhau dẫn đến sự lúng túng của các cấp chính quyền địa phương khi ban hành các chính sách triển khai, hướng dẫn thi hành. Cụ thể:

- Phạm vi, quyền lợi của đối tượng chính sách hướng tới là người dân rộng hay hẹp là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạch định và thực thi chính sách hiệu quả hay không, nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn.

- Tính nhất quán và thống nhất các nội dung trong chính sách được hiểu là việc bảo đảm để nội dung chính sách được thể hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống văn bản giữa các cơ quan thực thi, không mâu thuẫn hay chồng chéo với nhau để đạt được mục tiêu chính sách đề ra.

d) Sự ủng hộ của người dân :

đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Chính sách triển khai trên thực tế có liên quan thiết thực đến quyền lợi của người dân. Yếu tố này có quan hệ mật thiết với một quy hoạch đúng được lòng dân, được người dân hiểu rõ và lôi cuốn được sự tham gia của người dân. Nếu được sự ủng hộ của người dân, người dân sẽ chấp nhận và sẵn sàng tham gia tích cực vào công tác cung cấp thông tin và bình xét đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH

2.1. Khái quát về đối tượng người có công với cách mạng của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Lạc kiểm tra hồ sơ thống kê đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm để làm sơ sở lập hồi sơ cấp phát kinh phí (xem bảng 2.2):

Bảng 2.1.Tình hình đối tượng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại huyện Tân Lạc đến giai đoạn 2017- 2019

STT Loại đối tượng Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Cán bộ hoạt động CM 20 18 15

2 Người hoạt động tiền khởi nghĩa 0 0 0 3 Bà mẹ VNAH, anh hùng LLVT, anh hùng

lao động 17 15 12

4 Thương binh, người hưởng chính sách như

thương binh 128 120 120

5 Thương binh B 48 48 48

6 Bệnh binh 140 138 132

7 Người phục vụ thương binh, bệnh binh, bà

mẹ VNAH 61 61 63

8 Người có công giúp đỡ Cách mạng 11 10 9 9 Người hoạt động kháng chiến, con đẻ nhiễm

CĐHH 34 34 36

10 Trợ cấp tuất cho thân nhân NCC 162 179 181 11 Người hoạt động CM bị địch bắt tù đày 175 172 169

12 Các đối tượng khác 100 100 102

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w