Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý môi trường nước thủy sản (Trang 26 - 34)

2.5.1. Định nghĩa ô nhiễm môi trường

Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.

2.5.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm

Nguyên nhân khách quan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm nước, trong đó có các nguyên nhân do điều kiện thiên nhiên gây ra như: quá trình vận động của lòng đât, hiện tượng núi lửa, động đất, bão ... những nguyên nhân này vượt ngoài sự kiểm soát cuả con người, do đó được coi là những nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan

* Sự ô nhiễm gây ra do Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dân số phát triển, chiến tranh...đều có nguồn gốc phát sinh từ con người nên được coi là nguyên nhân chủ quan.

Có nhiều nguyên nhân chủ quan gay ô nhiễm nguồn nước, nhưng có thể tạm đưa ra một số nhóm tác nhân dễ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đây

* Nhóm tác nhân axit - Bazơ

Đây là nhóm tác nhân hoà tan trong nước rất mạnh. chúng ta đã từng nghe nói "mưa a xit", đặc biệt các cơn mưa đầu mùa. Khi không khí chứa nhiều các khí thải: cacbonic, sulfurơ, nitro oxyt, các khí này chuyển hoá thành các khí sulfurit, nitro dioxyt ... và chúng hoà tan trong nước mưa tạo ra các axit. Quá trình tạo ra các axit này được mô tả qua các phản ứng sau:

Không khí bị ô nhiễm bởi các khí thải: NO, CO, SO2, các khí này bị oxy hoá bởi oxy tạo ra các đioxyt

2NO + O2 = 2NO2 2SO2 + O2 = 2SO3

Khi gặp hơi nước ngưng tụ trong các đám mây, các khí CO2, NO2, SO3 hoà tan trong nước tạo ra các axít: cacbonic, nitric, sulfuric, nguồn nước mưa chứa các axit mới hình thành rơi xuống làm chết thực và các thuỷ sinh vật

CO2 + H2O = H2CO3 = 2H+ + CO32- NO2 + H2O = HNO3 = 2H+ + NO3- SO3 + H2O = H2SO4 = 2H+ + SO42-

Hình 3.4: Sự ô nhiễm không khí * Nhóm anion (SO42- , SO32-, CN- )

* Các chất tẩy rửa

* Nước thải sinh hoạt, nước thải từ chuồng trại chăn nuôi

Hình 3.5: Sự ô nhiễm nước từ nguồn nước thải

* Chất thải công nghiệp chế biến thực phẩm * Các chất khí: Cl2, NH3, CO2, NO2, SO2 * Các chất dinh dưỡng: NO3-, PO43-

* Dầu, mỡ

* Nhóm chất hữu cơ có độc tính và độ bền cao: Phenol, Chất Dioxin, Policlobiphenyl (PCB) v.v

* Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm mốc v. v * Các chất phóng xạ

2.5.3. Tác hại của ô nhiễm nước

Tác hại của sự ô nhiễm nước đối với nguồn lợi thuỷ sản

Nếu nguồn nước nuôi thuỷ sản bị ô nhiễm sẽ gây hậu quả khó có thể cứu vãn. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng sẽ làm cho các sinh vật thuỷ sinh chết hàng loạt, thậm chí có nguy cơ diệt chủng, nếu ô nhiễm nhẹ, sinh vật thuỷ sinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, gây ra hiện tượng chậm phát triển hoặc các loại bệnh. Khi đó sản lượng sẽ rất thấp, đồng thời gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà cũng có thể có những biểu hiện ngay tức thời, cũng có thể có những diễn biến kéo dài mà chúng ta không nhận ra ngay.

Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường

Hình 3.6. Sơ đồ về sự ô nhiễm của thuốc trừ sâu

Ngày nay, trong xu thế phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản, việc nuôi trồng thuỷ sản đã giúp cho người nông dân chúng ta nâng cao được đời sống kinh tế, tiến tới làm giàu cho gia đình và xã hội, tuy nhiên, song song với sự phát triển nuôi thuỷ, hải sản tồn tại một hậu quả là sự ô nhiễm nguồn nước cần được cảnh báo, nếu sau nuôi không có biện pháp phòng tránh ô nhiễm thì hậu quả của quá trình ô nhiễm nước gây ra khó có thể lường hết. Do vậy sau nuôi chúng ta cần xử lí ô nhiễm nước nuôi một cách triệt để trước khi đưa chúng trở về nguồn nước tự nhiên

Thuốc trừ sâu

Môi trường

Không khí Đất Thực vật M.trường nước

Động vật T.vật nổi Đ.vật phù du Đ.vật đáy

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tại sao nói nước là dung môi tốt cho nhiều chất tan?

2. Phân loại nước và phân tích các đặc điểm của từng loại nước 3. Trình bày ý kiến của mình qua các tác nhân dễ gây ô nhiễm nước

4. Bạn hãy cho biết tên các trang web về xử lý nước và tiêu chuẩn các nguồn nước

Chương 3. QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ THỦY LÝ 3.1. Nhiệt độ

3.1.1.. Năng lượng nhiệt tích lũy trong thủy vực.

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ ảnh hưởng đến năng suất tự nhiên của hệ sinh thái ao hồ, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc trưng cho chất lượng nước. Nhiệt độ đóng vai trò rất lớn đối với chu trình chuyển hoá vật chất trong nước, đối với đời sống của động, thực vật thuỷ sinh trong nước thiên nhiên nói chung và trong ao nuôi nói riêng. Vì việc điều chỉnh nhiệt độ của nước trong nuôi trồng thủy sản mang tính khả thi không cao nên khi xác định được vị trí nuôi trồng thì cần phải xác định đối tượng nuôi cho phù hợp với nhiệt độ nơi đó.

Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong các thuỷ vực ấm lên là do năng lượng ánh sáng mặt trời cung cấp. Ngoài ra, nguồn nhiệt còn được sinh ra do quá trình biến đổi hóa học trong nước.

Trong thuỷ vực năng lượng nhiệt có thể bị mất đi do nước bốc hơi, phát xạ nhiệt, hấp thụ vào nền đáy hoặc do dòng chảy ra khỏi thuỷ vực

Nhiệt độ nước dao động chậm hơn so với nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất trong cùng một điều kiện. Nhiệt độ trong nước ổn định và điều hoà hơn ở trên cạn, có thể thấy rõ ở mùa đông càng xuống sâu thì càng ấm, về mùa hè nước ở tầng sâu mát hơn ở tầng mặt. Ở những hồ lớn, nhiệt độ nước vào mùa đông khoảng 120C trong khi nhiệt độ không khí có thể xuống 7 – 80C. Mùa hè nhiệt độ không khí có thể lên đến 36 – 370C nhưng nhiệt độ trong nước chỉ 33 – 340C. Và nhiệt độ ban ngày chỉ nóng hơn ban đêm từ 1 – 20C.

Sự thay đổi nhiệt độ của nước ít là một điều kiện rất thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật.

Nước ao hồ

Nước cấp vào Nước thoát đi

Bức xạ

mặt trời Bốc hơi nước Bức xạ nhiệt

Nhiệt trao đổi với nền đáy

Trong một ngày thì nhiệt độ thường thấp nhất trong khoảng 2 - 5 giờ sáng, cao nhất trong khoảng 14 -16 giờ, và nhiệt độ thường đạt giá trị trung bình vào lúc 10 giờ. Biên độ dao động nhiệt theo ngày đêm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính chất của ao nuôi: các ao nhỏ và nông có biên độ dao động lớn hơn các ao lớn và sâu.

3.1.2. Sự phân tầng nhiệt độ

Các thủy vực tự nhiên, đặc biệt là các thủy vực nước tĩnh, sự phân tầng thường xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy.

Hình 3.2. Sự phân tầng nhiệt điển hình trong ao cá

Khi nhiệt độ nước ở tầng mặt thay đổi (giảm dần đến 4oC hoặc tăng lên đến 4oC), lúc này tỉ trọng nước tầng mặt cao chúng sẽ chìm xuống và nước ở tầng dước nhẹ hơn sẽ nổi lên gây nên hiện tượng phá vỡ phân tầng. Tùy theo từng vùng trên trái đất mà sự phân tầng và phá vỡ phân tầng diễn 1 lần hay nhiều lần trong năm.

3.1.3. Nhiệt độ và tỉ trọng nước

Nước ở 40C có tỉ trọng lớn nhất, khi nhiệt độ tăng hay giảm thì tỉ trọng nước sẽ giảm xuống làm nước nhẹ hơn Tỉ trọng nước ở các mức nhiệt độ khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.1 và Hình 3.3.

Bảng 3-1: Tỉ trọng nước (g/cm3) ở các nhiệt độ khác nhau g/cm3 °C g/cm3 °C g/cm3 0 0,9998679 11 0,9996328 22 0,9977993 1 0,9999267 12 0,9995247 23 0,9975674 2 0,9999679 13 0,9994040 24 0,997325 3 0,9999922 14 0,9992712 25 0,9970739 4 1,0000000 15 0,9991265 26 0,9968128 5 0,9999919 16 0,9989701 27 0,9965421 6 0,9999681 17 0,9988022 28 0,9962623 7 0,9999295 18 0,9986232 29 0,9959735 8 0,9998762 19 0,9984331 30 0,9956756 9 0,9998088 20 0,9982323 10 0,9997277 21 0,9980210

3.1.4. Ý nghĩa của nhiệt độ

Tôm, cá và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc loại động vật máu lạnh, tức là nhiệt độ của cơ thể chúng xấp xỉ nhiệt độ môi trường xung quanh và do nhiệt độ môi trường luôn thay đổi nên nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi theo.

Khoảng nhiệt độ để vật nuôi sống và phát triển thông thường rất rộng nhưng khoảng nhiệt độ để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho đại đa số các loài tôm cá là từ 20- 300C.

Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho vật nuôi mất cân bằng sinh lý cơ thể, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến nó làm cho vật nuôi kém ăn, chậm lớn. Ngược lại, tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối ưu. vật nuôi sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh.

Đa phần vật nuôi chỉ có thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ 0,20C / phút, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột 30C đến 40C / phút (kể cả khi nhiệt độ thay đổi trong vùng cực thuận) sẽ làm cho vật nuôi bị sốc, thậm chí có thể gây chết đối với tôm và cá.

Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao còn gây ra một số ảnh hưởng như sau:

- Làm giảm quá trình hòa tan của O2 trong nước, làm cá hô hấp mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cá....

- Khi nhiệt độ cao làm tăng các chất hòa tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần các chất trong ao nuôi, do khi nhiệt độ tăng sự tăng cường các quá trình phân huỷ chất hữu cơ và làm tăng khả năng hoà tan của nhiều chất.

- Ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của mầm bệnh (tăng mức nhậy cảm của tôm cá đối với mầm bệnh)

3.1.5. Các biện pháp quản lý nhiệt độ trong ao nuôi

Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi. Do vậy, để ổn định nhiệt độ trong ao nuôi ta phải tuân thủ chặt chẽ các kỹ thuật ao hồ

- Luôn luôn duy trì ổn định mực nước trong ao. Khi biên độ biến động nhiệt độ trong ngày quá 30C cần phải nâng cao mực nước.

- Với những ao chưa đủ độ sâu hoặc đầm nông, ruộng ta có thể kết hợp giữa nuôi và trồng lúa hoặc có thể đào hào xung quanh để khi cần tôm, cá có nơi trú nóng hoặc lạnh.

- Cũng có thể khoanh chuồng thả bèo vào những thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng sau đó cần phải vớt bỏ để tránh bèo làm mất dinh dưỡng ao nuôi hoặc làm giảm O2 hòa tan.

- Ngoài ra khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp người nuôi cũng có thể thay nước hoặc cấp thêm nước trong phạm vi cho phép (mực nước cao nhất phải cách bờ ít nhất là 50 cm để tránh hiện tượng tôm cá thoát ra ngoài)

- Khi nuôi sinh sản : phải nuôi qua đông cần phải giữ nhiệt độ cho tôm bố mẹ bằng cách dùng mái che bằng nilong trong suốt, xung quanh phủ bạt.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý môi trường nước thủy sản (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)