Đọc thêm: Về khái niệm vi phân

Một phần của tài liệu Bài giảng giải tích 1 TS bùi xuân diệu (Trang 56 - 58)

8 Đạo hàm và vi phân

8.10 Đọc thêm: Về khái niệm vi phân

Vi phân có lẽ là một khái niệm trừu tượng và dễ gây hiểu nhầm nhất trong môn Giải tích I. Theo sự hiểu biết của tác giả thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với phép tính vi phân.

1) Người đầu tiên đưa ra khái niệm vi phân có lẽ là Leibniz, khi ông coi dy là một đại lượng vô cùng bé thể hiện sự thay đổi của hàm sốy= f(x)tương ứng với sự thay đổi vô cùng bédxcủa biến sốx, nghĩa là ông định nghĩa

f′(x) := dy dx. Kí hiệu dy

dx này là kí hiệu của Leibniz cho đạo hàm của hàm số f(x). Mặc dù có nhiều chỉ trích cho kí hiệu này, nó vẫn được dùng cho đến ngày nay. Cũng chú ý thêm rằng, kí hiệu f′(x)trên là kí hiệu của d’Alambert.

2) Cauchy là người đã cải tiến ý tưởng của Leibniz và những người đi trước như sau. Trước hết, ông định nghĩa phép toán đạo hàm

f′(x) := lim

∆x→0

f(x+∆x)−f(x)

∆x

là giới hạn của tỉ số giữa số gia của hàm số và số gia của đối số khi số gia của đối số tiến về0. Sau đó ông định nghĩa vi phân

dy = f′(x)dx,

như một hàm số của hai biến sốx vàdx, ở đódxlà một biến số mới, có thể lấy giá trị tùy ý, không nhất thiết phải là một đại lượng VCB như trong kí hiệu của Leibniz. 3) Ngày nay, vi phân được định nghĩa theo lối tiếp cận hiện đại như sau:

8. Đạo hàm và vi phân 55

Định nghĩa 1.24. Cho hàm số f(x)có đạo hàm tại x0. Ta gọi ánh xạ, kí hiệu làdx0f, xác định bởi

dx0f : RR,

h7→ f′(x0)h là vi phân của f tạix0.

Vậy vi phân của f tạix0là một ánh xạ tuyến tính.

i) Như vậy, vi phân của hàm số một biến số f(x) là một hàm sốd f của hai biến số x0 vàhcho bởi

dx0f(h) = f′(x0)h,

ở đóhlà một biến số mới có thể nhận giá trị tùy ý.

ii) Kí hiệu Idlà ánh xạ đồng nhất, khi đó,dx0(Id)(h) = h, hay là dx0(Id) =Id. iii) Một cách lạm dụng kí hiệu, ta kí hiệu x là ánh xạ đồng nhất x := Id. Khi đó,

dx0x = Id là ánh xạ đồng nhất và không phụ thuộc vào x0 nên ta kí hiệu nó là

dx. Điều này dẫn đếndx0f = f′(x0)dx. Đôi khi, người ta bỏ x0trongdx0f và, một

cách lạm dụng, thayx0bởi xtrong f′(x0)để có biểu thức cô đọng d f = f′(x)dx.

Một phần của tài liệu Bài giảng giải tích 1 TS bùi xuân diệu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)