Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dƣ

Một phần của tài liệu Bài giảng những nội dung cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 98 - 101)

II. SẢN XUẤT HÀNG HÓA TƢ BẢN CHỦ NGHĨ A HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ

3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dƣ

Trong đời sống thực tế của xã hội tƣ bản, giá trị thặng dƣ chuyển hoá và biểu hiện thành lợi nhuận, che dấu bản chất bóc lột của tƣ bản.

a) Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

- Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tƣ bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định giá cả = giá trị), nhà tƣ bản không những bù đắp đủ số tƣ bản đã ứng ra, mà còn thu về đƣợc một số

tiền lời ngang bằng với giá trị thặng dƣ. Số tiền này đƣợc gọi là lợi nhuận, ký

- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dƣ và

toàn bộ tƣ bản ứng trƣớc. Trên thực tế, các nhà tƣ bản không chỉ quan tâm đến

lợi nhuận, mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận giúp nhà tƣ bản thấy đƣợc hiệu quả vốn đầu tƣ của mình.

- Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân.

Trong nền sản xuất xã hội, cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tƣ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, làm cho tƣ bản di chuyển liên tục từ ngành này sang ngành khác. Đến một lúc nào đó trong toàn xã hội, với một số tiền vốn nhất định, kinh doanh ở ngành nào cũng thu đƣợc một số lƣợng lợi nhuận nhƣ thế. Đó là lợi nhuận bình quân.

b) Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản

- Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tƣ bản công nghiệp, thƣờng xuyên có một bộ phận tƣ bản tồn tại dƣới hình thái tƣ bản hàng hóa (H), chờ để đƣợc chuyển hóa thành tƣ bản tiền tệ (T). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này đƣợc tách riêng ra, trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tƣ bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tƣ bản thƣơng nghiệp (tƣ bản kinh doanh mua, bán hàng hóa).

Nhƣ vậy, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp

được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp. Lợi nhuận thƣơng nghiệp là một phần của giá trị thặng dƣ đƣợc sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tƣ bản công nghiệp để lại (qua giá bán buôn) cho nhà tƣ bản thƣơng nghiệp, để nhà tƣ bản thƣơng nghiệp tiêu thụ hàng hóa cho mình.

- Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tƣ bản công nghiệp, thƣờng xuyên có một bộ phận tƣ bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi, nhƣ tiền trích vào quỹ khấu hao nhƣng chƣa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tƣ bản cố định, tiền dành để mua nguyên, nhiên, vật liệu nhƣng chƣa đến kỳ hạn mua, quỹ tiền lƣơng để trả cho công nhân nhƣng chƣa đến kỳ phải trả, phần giá trị thặng dƣ dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhƣng chƣa có cơ hội... Từ đó nảy sinh quan hệ cung - cầu về tƣ bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay mƣợn lẫn nhau, trong đó bên cung về tƣ bản tiền tệ chính là bên cho vay.

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định. Số tiền lời đó đƣợc gọi là lợi tức. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dƣ do nhà tƣ bản công nghiệp qua trả lãi suất vay.

- Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

Ngân hàng trong chủ nghĩa tƣ bản là xí nghiệp kinh doanh tƣ bản tiền tệ, làm môi giới giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay, có hai nghiệp vụ là nhận gửi và cho vay.

Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho ngƣời gửi tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của ngƣời đi vay. Về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.

Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tƣ bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Nguồn gốc của lợi nhuận ngân hàng là một phần giá trị thặng dƣ do nhà tƣ bản công nghiệp để lại qua trả lãi suất vay cho nhà tƣ bản ngân hàng.

- Địa tô tư bản chủ nghĩa

Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong nông nghiệp hình thành theo hai

con đƣờng điển hình. Một là, sự chuyển dần của nền nông nghiệp địa chủ phong

kiến sang kinh doanh theo phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa sử dụng lao

động làm thuê. Hai là, thông qua cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản, xóa bỏ chế độ

canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tƣ bản trong nông nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là sự tồn tại của ba giai cấp chủ yếu: địa chủ (sở hữu ruộng đất), nhà tƣ bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tƣ bản thuê ruộng của địa chủ để kinh doanh) và công nhân nông nghiệp làm thuê.

Giống nhƣ các nhà tƣ bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tƣ bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu đƣợc lợi nhuận bình quân. Nhƣng vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, nhà tƣ bản kinh doanh nông nghiệp còn phải thu thêm đƣợc một phần giá trị thặng dƣ nữa để trả cho địa chủ dƣới hình thái địa tô tƣ bản chủ nghĩa.

kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Thực chất, địa tô tƣ bản chủ nghĩa chính là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dƣ.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nội dung cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)