CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Bài giảng những nội dung cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 117 - 121)

1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tƣ bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị, đƣợc kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành đƣợc chính quyền, thiết lập đƣợc nhà nƣớc chuyên chính vô sản - nhà nƣớc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nƣớc chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nƣớc của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tƣ tƣởng ..., nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lƣợng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa, lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có trình độ xã hội hoá cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất.

- Nguyên nhân trực tiếp là sự chuẩn bị và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sẵn sàng tham gia của quần chúng nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể tự động xảy ra, mà nó chỉ diễn ra khi giai cấp công nhân nhận thức đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp quần chúng nhân dân lao động đứng lên xoá bỏ chế độ tƣ bản chủ nghĩa khi thời cơ cách mạng đã đến. Cách

mạng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

3. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

a) Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Mục tiêu cao nhất của các mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời. Đó chính là mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân. Mục tiêu trên mang tính nhân văn sâu sắc vì là sự hiện thực hoá trong thực tiễn sự nghiệp giải phóng con ngƣời khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện "biến con ngƣời từ vƣơng quốc của tất yếu sang vƣơng quốc của tự do", tạo nên một liên hiệp, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ngƣời."

- Mục tiêu cao cả nhất đó phải đƣợc hiện thực hoá qua từng chặng đƣờng, từng bƣớc đi, thông qua quá trình lao động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, bằng công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân đoàn kết với những ngƣời lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột; "phải giành lấy chính quyền, phải

tự vƣơn lên trở thành dân tộc”39

.

- Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xoá bỏ tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời, tình trạng dân tộc này áp bức bót lột dân tộc khác. Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nƣớc, giai cấp vô sản tự xoá bỏ mình với tƣ cách là một giai cấp.

b) Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Tất cả những phong trào cách mạng trong lịch sử từ trƣớc đến nay đều do thiểu số lãnh đạo và mƣu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mƣu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy đã thu hút đƣợc sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.

- Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu

trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đặc điểm của mình,giai cấp công nhân là

lực lƣợng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử trên thế giới đã chứng minh, khi nào và ở đâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân sáng suốt thì cách mạng xã hội chủ nghĩa giành đƣợc thắng lợi.

- Giai cấp nông dân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, là một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành đƣợc thắng lợi khi lôi kéo đƣợc giai cấp nông dân đi theo mình.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo. Bởi vì, về phƣơng diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lƣợng lao động quan trọng trong xã hội. Về phƣơng diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là một lực lƣợng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân.

c) Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa đƣợc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Trên lĩnh vực chính trị:

Nội dung trƣớc tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải đập tan nhà nƣớc của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đƣa những ngƣời lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội.

Bƣớc tiếp theo là xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà thực chất là thu hút ngày càng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nƣớc.

Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa phải thƣờng xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho ngƣời dân, đặc biệt là văn hoá chính trị; quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế, chính sách để nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý

xã hội, quản lý nhà nƣớc. - Trên lĩnh vực kinh tế:

Những cuộc cách mạng trƣớc đây, thực chất chỉ là cuộc cách mạng chính trị, kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này bằng sự thống trị của giai cấp khác. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất có tính chất kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bƣớc đầu.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, trƣớc hết phải thay đổi vị trí, vai trò của ngƣời lao động đối với tƣ liệu sản xuất chủ yếu, thay thế chế độ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn ngƣời lao động với tƣ liệu sản xuất.

Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực lƣợng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân.

- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Trong những xã hội áp bức bóc lột trƣớc đây, giai cấp thống trị nắm quyền lực về kinh tế và nắm luôn công cụ thống trị về mặt tinh thần. Về lý thuyết, dƣới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân cùng quần chúng nhân dân lao động đã trở thành những ngƣời làm chủ tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy, họ cũng là những ngƣời làm chủ những giá trị tinh thần.

Trong điều kiện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hoá, tinh thần của xã hội. Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tƣ tƣởng - văn hoá thực hiện việc giải phóng những ngƣời lao động về mặt tinh thần thông qua xây dựng từng bƣớc thế giới quan và nhân sinh quan mới cho ngƣời lao động, hình thành những con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.

Nhƣ vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ

thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nội dung cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)