Nội dung xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tư tưởng hồ chí minh phần 1 (Trang 50 - 52)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

b. Nội dung xây dựng Đảng

- Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận, về chính tri:

+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.

+ Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh phải trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng đồng thời phải luôn luôn sáng tạo, vận dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, từng lúc, từng nơi, không được phép giáo điều.

+ Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng. Đường lối chính trị đứng đắn là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho cách mạng thắng lợi. Cán bộ đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thắng không kiêu, bại không nản, không dao động trước khó khăn, kiên định con đường cách mạng của Đảng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên:

+ Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò củacán bộ:Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém, cán bộ nào, phong trào ấy. Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.

+ Hồ Chí Minh nêu ra những tiêu chuẩn của cán bộ, đảng viên phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”, cụ thể là: Phải tuyệt đối trung thành với Đảng; Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng; Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau đồi đạo đức cách mạng; Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; Phải luôn luôn chịu trách

51 nhiệm, năng động, sáng tạo; Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực.

+ Công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng. Đảng cần tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng, bố trí cán bộ cho phù hợp: “Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ; phải chú trọng huấn luyện cán bộ; phải đề bạt đúng cán bộ; phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng. Đồng thời Đảng phải phòng và chống các tiêu cực trong công tác cán bộ; phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ; phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức vừa có tài, trong sạch, vững mạnh.

+ Khắc phục những nhược điểm, tiêu cực của cán bộ đảng viên:Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra những tiêu cực của cán bộ, đảng viên và nêu những giải pháp khắc phục. Có thể đề cập sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên trên nhiều mặt: về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, v.v. nhưng điều thường thấy nhất và trực tiếp nhất là Hồ Chí Minh đề cập là về đạo đức, lối sống, về tinh thần trách nhiệm trong công việc. Hồ Chí Minh nghiêm khắc chỉ rõ: "Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi…thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi…thì phải hết sức sửa chữa.

- Xây dựng Đảng về đạo đức:

Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh của người cách mạng; mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân.

Người còn cho rằng, một đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng, có gan thừa nhận khuyết điểm, xét rõ nguyên nhân sinh ra khuyết điểm và tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó là đảng mạnh dạn, tiến bộ, chắc chắn, chân chính.Người nói: “Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”.

52

Bài viết "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (1969), Hồ Chí Minh ý về vấn đề tư cách, đạo đức, chống sự suy thoái trong cán bộ, đảng viên. Sau khi nêu lên ưu điểm của đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ ra "còn một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém". Những người này mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết; ngại gian khổ, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa; tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành; coi thường tập thể, xem khinh quần chúng; độc đoán, chuyên quyền; mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh; không chịu học tập để tiến bộ; mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật; kém tinh thần trách nhiệm; không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tư tưởng hồ chí minh phần 1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)