II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
b. Nhà nước thượng tôn pháp luật
- Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu của nhân dân, là mục đích của cách mạng, nhưng nó giống như một viên ngọc quý nếu như không có cái rương, cái hòm, cái chìa khóa, cái then cài để bảo vệ thì rất dễ bị người này tước đoạt, người kia xâm hại, dân chủ nếu không có hệ thống pháp luật, chế tài và bộ máy bảo vệ cho nó thì rất dễ bị mất, sa vào hình thức. Để đảm bảo dân chủ, điều cốt yếu theo Hồ Chí Minh là phải xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Điều quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là nhà nước phải quản lý đất nước bằng pháp luật, pháp luật có địa vị thượng tôn, mọi tổ chức, cá nhân đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Muốn vậy, cần làm tốt công tác lập pháp. Ở cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã hai lần tham gia vào quá trình lãnh đạo soạn thảo Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm1959), đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác. Cùng với công tác lập pháp, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật.
- Hồ Chí Minh yêu cầu nhà nước pháp quyền ở nước ta phải là “pháp quyền nhân nghĩa” tức là phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của mọi người. Người chú trọng quyền của công dân nói chung, đồng thời cũng chú trọng đến
60
quyền của những nhóm người cụ thể như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, v.v.. Trong pháp quyền nhân nghĩa, pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện, bảo vệ cái đúng, cái tốt, lấy mục đích giáo dục, cảm hóa, thức tỉnh con người làm căn bản.