Nhà nước của dân

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tư tưởng hồ chí minh phần 1 (Trang 56 - 57)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

b. Nhà nước của dân

- Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước được tổ chức sao cho tất cả quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Người khẳng định: “Trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân”.

- Theo Người, quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện ở chỗ: + “Dân là chủ và dân làm chủ”.Dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm, đồng thời có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Ở đây pháp luật được chế định ra là để bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, ngăn chặn tình trạng dân chủ của người này làm mất dân chủ của người khác. Tuân thủ pháp luật chính là cách để bảo vệ dân chủ của chính mình và người khác.

+ “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” (Điều 32 – Hiến pháp 1946). Nghĩa là khi đất nước đứng trước những tình huống liên quan đến sự sinh tử, tồn vong thì quyền quyết định thuộc về nhân dân thông qua các hình thức trưng cầu dân ý. Năm 1945, trước khi phát động tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, Hồ Chí Minh đã triệu tập Quốc dân đại hội tại Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang. Chính Quốc dân đại hội đã quyết định thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca,… của nước ta.

+ Sau khi giành được chính quyền, dân uỷ quyền cho các đại diện do mình bầu ra. Đồng thời, dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Đây chính là dân chủ gián tiếp. Nhân dân bầu ra đại biểu quốc hội ở Trung ương, đại biểu hội đồng nhân dân ở các địa phương. Đây là các cơ quan nhận sự ủy quyền và chịu sự giám sát của nhân dân để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, bầu ra các chức danh chủ chốt trong bộ máy hành pháp, tư pháp và giám sát hoạt động của các cơ quan này.

- Người đưa ra yêu cầu đối với bộ máy nhà nước của dân là: + Phải bằng mọi nỗ lực hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân, trong đó quan trọng nhất là xây

57 dựng hệ thống pháp luật và chế tài bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân. + Các vị đại diện của dân, do dân cử ra phải xác định rõ mình chỉ là thừa uỷ quyền của dân, là “công bộc” của dân, nghĩa là “gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân”.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tư tưởng hồ chí minh phần 1 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)