3.2.1. Biến đổi kiểu loại gia đình 3.2.2. Biến đổi vè chức năng gia đình 3.2.3. Ứng xử trong gia đình hiện đại
Tựu chung lại, có thể khái quát một số xu hướng biến đổi đặc trưng khuôn mẫu từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại như sau:
Thứ nhất, quy mô, kích cỡ gia đình Việt Nam đang dần dần “thu hẹp lại”, gia đình hạt nhân đang trở nên phổ
biến, dần thay thế gia đình mở rộng nhiều thế hệ sống trong một mái nhà. Xu hướng này biểu hiện rõ nét hơn khi tốc độ đô thị hoá ngày càng gia tăng
Thứ hai, chức năng giáo dục thế hệ trẻ và truyền thụ văn hoá đang ít nhiều bị xem nhẹ. Gia đình đang có xu hướng “giao phó” chức năng này cho thiết chế trường học và hệ thống các dịch vụ xã hội khác.
Thứ ba, chức năng kinh tế gia đình đang có xu hướng chuyển phần “sản xuất” sang “tiêu dùng”. Vẫn tồn tại
với tư cách là một đơn vị kinh tế, song các thành viên trong gia đình lại theo đuổi các mục đích khác nhau, theo đó là các hoạt động kinh tế khác nhau, mỗi thành viên có một “tài khoản” riêng mà không cùng sản xuất
và chung một “nguồn ngân sách” như trong gia đình truyền thống.
Thứtư, các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, sợi dây liên kết các thành viên đang bị “nới rộng ra”
theo hướng tự chủ, phát triển độc lập và cá nhân hoá. Khuynh hướng này có thể làm suy yếu tính cộng đồng, cộng cảm trong phạm vi gia đình.
Thứnăm, vai trò điều hoà đời sống tâm lý – tình cảm trong gia đình hiện nay cũng đang bị “xói mòn”. Người
già và trẻ em đang phải đối mặt với sự cô đơn, sự thiếu quan tâm và chăm sóc từ các thành viên khác trong gia đình. Họ đang dần bị “đẩy” ra các nhà dưỡng lão, nhà trẻ, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội khác.
Thứ sáu, cấu trúc gia đình dễ biến động, thiếu tính bền vững hơn do sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân, hạnh phúc, trách nhiệm với gia đình của các thành viên cũng như trong các chuẩn mực giá trị, quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Qua phân tích, có thể đi đến kết luận rằng, gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dưới sự tác động của những biến đổi về kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá toàn cầu. Sự biến đổi đó không tách rời hoàn toàn với những đặc trưng của gia đình truyền thống mà là sự điều chỉnh, thích nghi với những hoàn cảnh và điều kiện xã hội mới. Thực tế, gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và phải lựa chọn cho mình một khuôn mẫu phù hợp, trong đó có sự cân bằng giữa việc bảo lưu những yếu tố truyền thống bền vững với những thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại. Với khả năng thích ứng cao trên nền tảng văn hoá truyền thống, gia đình Việt Nam vẫn hoàn toàn có khả năng gìn giữ được những nét bản sắc đặc trưng của nó ngay trong điều kiện phát triển của thế giới hiện đại.