3.2.1.1. Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng
- Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của
một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
- Kết cấu của cơ sở hạn tầng: gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản
xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm móng, đại biểu cho
sự phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị
chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống
kinh tế - xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định.
Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một
xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với
các tính chất: kế thừa, phát huy và phát triển.
Hệ thống quan hệ sản xuất hiện thực của một xã hội đóng vai trò hai mặt: một
mặt là hình thức kinh tế cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và mặt khác với các
quan hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở
cho sự thiết lập hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội đó.
3.2.1.2. Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng
- Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các
hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội nhất định là một kết cấu phức tạp, bao
gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn
giáo… và các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng của chúng như đảng phái chính
trị, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác. Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng có quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau.
Trong xã hội có giai cấp, hình thái ý thức chính trị, ý thức pháp quyền cùng hệ
thống thiết chế tương ứng của nó (chính đảng và nhà nước) là quan trọng nhất trong
Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của