Quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển cách ình thái kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin đh phạm văn đồng (học phần 1) (Trang 41 - 42)

biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

3.4. Hình thái kinh tế -xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội các hình thái kinh tế - xã hội

3.4.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

-Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch

sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản

xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản

xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan

hệ sản xuất ấy.

- Cấu trúc mỗi hình thái kinh tế -xã hội: Gồm ba nhân tố cơ bản là lực lượng

sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng:

+ Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất, kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, quyết định sự hình thành, thay thế các hình thái kinh tế -xã hội

+ Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế -xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng, là

tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau.

+ Kiến trúc thượng tầng được hình thành trên những quan hệ sản xuất và tác

động tích cực hoặc tiêu cực đến cơ sở hạ tầng

+ Ngoài ra còn có quan hệ gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác.

3.4.2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội. hội.

Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế-xã hội, Mác cho rằng: “Sự phát triển của các hình thái kinh tê-xã hội là một

quá trình lịch sử-tự nhiên”

Tính chất lịch sử-tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế-xã hội được phân tích ở các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế xã hội mà

trước hết là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất, quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.

Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Theo

V.I.Lênin: “Chỉ có đem quy các quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem

quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta

mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”(1).

Ba là,quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là do sự tác động của các quy luật khách

quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong

những giai đoạn lịch sử nhất định.

Vai trò của nhân tố chủ quan đối với tiến trình lịch sử:

Sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội

trong lịch sử trước hết do tác động của các quy luật khách quan nhưng đồng thời còn chịu tác động của các nhân tố chủ quan như điều kiện địa lý, tương quan lực lượng giai

cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa, điều kiện quốc tế... Chính vì vậy, tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức

phức tạp, đa dạng phong phú...Tính chất phong phú đa dạng của tiến trình phát triển

các hình thái kinh tế - xã hội có thể bao hàm những bước phát triển “bỏ qua” một hay

một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên sự “bỏ qua” đó phải gắn với

những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.

Sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan đối với

sự vận động, phát triển của xã hội:

Lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu

quy luật xã hội, vừa chịu tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả

nhân tố hoạt động chủ quan của con người, từ đó lịch sử phát triển của xã hội được

biểu hiện ra là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất

của nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin đh phạm văn đồng (học phần 1) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)