Xin cho biết thêm một số sáng kiến hợp tác về khoa học công nghệ trong ASEM?

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (Trang 40 - 44)

III/ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA ASEM

15.Xin cho biết thêm một số sáng kiến hợp tác về khoa học công nghệ trong ASEM?

Một số sáng kiến hợp tác về khoa học công nghệ đã được đề xuất trong ASEM, trong đó đáng chú ý là:

- Trung Quốc và Phần Lan đã cùng đề xuất sáng kiến hợp tác khoa học và công nghệ trong ASEM về bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển bền vững;

- Thái Lan đề xuất tổ chức Hội thảo về Công nghệ Thông tin và Viễn thông nhằm định hướng hợp tác đối với vấn đề áp dụng Công nghệ thông tin vào quản lý các dịch vụ công cộng, xây dựng luật lệ cho lĩnh vực công nghệ thông tin, và vấn đề doanh nghiệp ảo;

- Hàn Quốc, Singapore và Uỷ ban châu Âu cùng đề xuất sáng kiến Mạng thông tin xuyên Á - Âu. Nội dung sáng kiến này là xây dựng mạng trao đổi thông tin giữa Châu Á và Châu Âu.

Một chương trình hợp tác đáng chú ý của ASEM trong lĩnh vực khoa học công nghệ là việc thành lập Trung tâm Công nghệ Môi trường ASEM. Trung tâm chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 1999, và có trụ sở đặt tại Thái Lan. Hoạt động của Trung tâm này tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên là môi trường đô thị của các thành phố lớn, sự tham gia của công chúng vào công tác bảo vệ môi trường, các giải pháp về môi trường bằng công nghệ sinh học và dự báo rủi ro về môi trường.

16. Xin cho biết cơ chế xây dựng các dự án hợp tác kinh tế ASEM?

ASEM không có cơ chế hỗ trợ kỹ thuật thông qua quĩ chung như các diễn đàn/tổ chức khác. Tuy nhiên ASEM cũng có rất nhiều dự án hợp tác kinh tế thông qua các sáng kiến song phương giữa các thành viên và được triển khai cho tất cả các thành viên cùng hưởng lợi.

Sáng kiến hợp tác trong ASEM được hình thành trên cơ sở đề xuất của một nước về hợp tác trong một lĩnh vực xuất phát từ tình hình phát triển và tiềm năng hợp tác của hai khu vực trong lĩnh vực đó.

Sáng kiến này được đưa ra thảo luận tại các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM), sau đó là Hội nghị Bộ trưởng và cuối cùng sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEM để thông qua hoặc ghi nhận. Để đảm bảo sáng kiến đưa ra dễ dàng được chấp thuận, thông thường các sáng kiến phải được ít nhất 2 nước cùng đề xuất (1 đối tác Châu Á, 1 đối tác Châu Âu), được gọi là nước đồng sáng kiến. Sau khi một sáng kiến được thông qua, nước đề xuất sáng kiến sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình hợp tác hoặc lập dự án cụ thể và thường đóng vai trò làm điều phối viên trong quá trình triển khai các sáng kiến này. Tình hình triển khai các sáng kiến này sẽ được báo cáo lên các hội nghị của ASEM.

Bản Khuôn khổ hợp tác Á-Âu (AECF) quy định mỗi sáng kiến hợp tác mới của ASEM cần phải được tất cả các nước thành viên ủng hộ trước khi đưa vào chương trình công tác của ASEM, đồng thời phải phù hợp với các nguyên tắc, mục tiêu, và lĩnh vực ưu tiên của ASEM.

17. Đề nghị nêu cụ thể một số sáng kiến hợp tác ASEM đã được thông qua?

Hội nghị Cấp cao ASEM 2 tại London, Anh, năm 1998 đã thông qua 7 sáng kiến khác, trong đó đáng chú ý là sáng kiến thành lập Quỹ Tín Thác Á - Âu (ATF) và thành lập Mạng thông tin Á-Âu (ASEM Connect).

Tại ASEM 3 tháng 10/2000 tại Seoul, Hàn Quốc, có 16 sáng kiến được thông qua và 7 sáng kiến được ghi nhận, nổi bật có các sáng kiến sau:

Trong lĩnh vực toàn cầu hoá/ công nghệ thông tin:

+ Thương mại điện tử và tổ chức hậu cần cho hoạt động ngoại thương + Sáng kiến nhằm khắc phục khoảng cách về công nghệ số

+ Hội thảo bàn tròn về Toàn cầu hoá

+ Hội thảo về Hợp tác Á Âu trong lĩnh vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ + Hội thảo về Công nghệ Thông tin và Công nghệ Viễn thông

+ Mạng thông tin liên Á Âu

+ Hội nghị về Thuận lợi hoá Thương mại WTO

Về các vấn đề xuyên quốc gia và liên quan đến việc thực thi pháp luật: + Sáng kiến chống tham nhũng

+ Sáng kiến chống Nạn rửa tiền

+ Sáng kiến chống Buôn bán phụ nữ và trẻ em

+ Hội thảo chuyên đề về Hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật về chống tội phạm liên quốc gia

Về phát triển nguồn nhân lực/ vấn đề môi trường/y tế: + Hội nghị Bộ trưởng về môi trường

+ Sáng kiến về HIV/Aids

+ Hội nghị Bộ trưởng về hợp tác quản lý các luồng di cư giữa hai khu vực + Hợp tác khoa học công nghệ về bảo vệ rừng và phát triển bền vững Các vấn đề khác:

+ Chương trình nghiên cứu tập thể về phối hợp mạng

+ Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông + Học tập không ngừng (life-long learning)

+ Khắc phục các trở ngại về văn hoá: tiến tới một hệ thống quản lý công tiên tiến + Dự án phối hợp Á-Âu nhằm giám sát và quản lý các dịch bệnh có khả năng lây lan + Xúc tiến các cơ hội kinh doanh trong ASEM

+ Hội thảo về hợp tác Á- Âu về ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển nguồn nhân lực trong tiểu vùng Sông Mekong

+ Phát triển các thể chế thị trường + Kết hợp Đông-Tây y (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nghị Cấp cao ASEM 4 tại Đan Mạch vừa qua cũng thông qua một số sáng kiến mới như toạ đàm ASEM về các vấn đề WTO, thành lập Nhóm Đặc trách nghiên cứu về quan hệ đối tác ASEM mật thiết hơn.

18. Trong ASEM, các nước ASEAN giữ một vị trí như thế nào?

Với 7 thành viên ASEAN trong ASEM (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), chiếm gần 1/3 tổng số thành viên ASEM và hơn một nửa tổng số thành viên Châu Á2, có thể nói ASEAN đóng vai trò không nhỏ trong tiến trình hợp tác ASEM.

Gần đây, EU có xu hướng nhấn mạnh vai trò đối tác chiến lược của ASEAN đối với EU, cụ thể là ngày 4/4/2003 vừa qua EU đã đưa chiến lược toàn diện về trong quan hệ với Đông Nam Á, trong đó có sáng kiến mới về hợp tác liên khu vực (TREATI) với ASEAN nhằm đặt nền tảng cho khả năng thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa EU và ASEAN, đồng thời thiết lập cơ chế linh hoạt tạo điều kiện cho các nước ASEAN đã sẵn sàng có thể tham gia các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng đối với thương mại như hải quan, tiêu chuẩn chất lượng, thương mại điện tử v.v... Tất cả những động thái trên cho thấy EU đánh giá cao vai trò của các nước ASEAN trong việc hợp tác vì mục tiêu cùng phát triển cho cả hai khu vực.

19. Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vậy xin cho biết ASEM đã làm gì để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này?

Xét trên bình diện một khu vực thị trường hay trong khuôn khổ một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực như Hợp tác Á - Âu (ASEM), khu vực doanh nghiệp được xem là một đối tác quan trọng việc thực hiện mục tiêu của ASEM. Khuôn khổ hợp tác ASEM đã xác định doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện cho hợp tác kinh tế ASEM. Tư tưởng này đã được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện hợp tác cơ bản khác của ASEM và gần đây nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM lần thứ 5 tại Đại Liên, Trung Quốc (7/2003), các Bộ trưởng đã thông qua báo cáo của Các quan chức cao cấp thương mại và đầu tư (SOMTI) trong đó có đề xuất cơ chế nâng cao hiệu quả và tăng cường sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào các hoạt động của ASEM như TFAP, IPAP, SOMTI, đặc biệt là tham gia xây dựng các dự án hợp tác của ASEM.

Ngoài ra, không thể không kể đến hoạt động của Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF), đây luôn được coi là điểm sáng của hợp tác ASEM và không ngừng được xem xét cải thiện để đưa tiến trình ASEM thực sự đến với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp và do doanh nghiệp.

20. Năm 2002 Việt Nam đã cử một đoàn doanh nghiệp mạnh tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Á- Âu lần thứ 7 (AEBF 7) tại Copenhagen, Đan Mạch, xin cho biết cụ thể về sự tham gia của đoàn doanh nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn này?

Tổng quan về Diễn đàn AEBF 7: Diễn đàn AEBF 7 được tổ chức với ba chủ đề lớn là: Tăng

trưởng kinh tế khu vực; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; và Toàn cầu hoá.Tham dự Diễn đàn có 250 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp của 10 nước Châu Á và 15 nước thành viên EU. Ngoài phiên họp toàn thể, các đại biểu đã chia thành 8 nhóm thảo luận xoay quanh 3 chủ đề nêu trên trong các lĩnh vực: Thương mại, Đầu tư, Dịch vụ tài chính, Công nghệ thông tin viễn thông, Hạ tầng cơ sở, Thực phẩm, Môi trường và Khoa học Y tế.

Sự tham gia của đoàn Doanh nghiệp Việt Nam tại AEBF 7: Đoàn Việt nam đã tham gia tất cả các phiên họp toàn thể và 7 trong số 8 nhóm thảo luận nêu trên mà doanh nghiệp quan tâm.

Trong quá trình thảo luận, các đại biểu doanh nghiệp Việt Nam đề xuất khuyến nghị về:

- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU, tháo gỡ các rào cản thương mại giữa 2 khu vực Á - Âu;

- Tăng cường sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp tại các nước đang phát triển trong ASEM;

- Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa 2 khu vực, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào một số lĩnh vực mà các nước đang phát triển trong ASEM quan tâm.

Bên lề hoạt động chính tại Diễn đàn, các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ gặp gỡ, làm việc với các đối tác Đan Mạch, gồm Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch (DI), Phòng Thương mại công nghiệp Đan Mạch, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Đan mạch và một số doanh nghiệp lớn của Đan mạch… tìm hiểu khả năng xuất khẩu và hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.

21. Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên giữa các thành viên ASEM còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển. ASEM đã có giải pháp gì nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ này?

Phát triển công nghệ thông tin và thu hẹp khoảng cách phát triển công nghệ số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ASEM. Theo báo cáo của Uỷ ban Châu Âu (EC) tháng 7/2000, sự khác biệt về điều kiện hạ tầng cơ cở phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại một số nước thành viên ASEM có thể được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Quốc - Số mobilephones /1000 người 304 270 316 209 20 101 - Số điện thoại cố định/1000 người 467 526 494 465 74 204 - Số máy vi tính cá nhân/1000 người 150 235 272 344 7 78 - Tỷ lệ dân số sử dụng Internet (%) năm 1999 8,5 8 9,6 14,5 0,26 6 - Số máy chủ Internet /1000 người 4 16 13 21 0,2 2 - Doanh thu từ Thương mại điện tử (triệu USD)

720 2000 1500 800 1000 600

- Chi phí cho công nghệ thông tin (% GDP)

6 5,6 4,2 3 5 3

Nguồn: EC năm 7/2000

Các chỉ tiêu nêu trên cho thấy: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông ở các nước thành viên ASEM đang phát triển còn yếu, khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin của đại đa số các tầng lớp trong xã hội bị hạn chế, có nguy cơ ngày càng lớn nếu không có biện pháp khắc phục. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ số đối với phát triển kinh tế của các thành viên ASEM cũng như của cả hai châu lục Á - Âu, Hàn Quốc đã đưa ra sáng kiến “Hợp tác Á - Âu thu hẹp khoảng cách công nghệ số”. Để thực hiện có hiệu quả sáng kiến này, Chính phủ các thành viên ASEM đã và đang xây dựng, triển khai một số hoạt động hợp tác:

- Tiếp tục nâng cao sự hiểu biết giữa các nước thành viên trong việc hợp tác phát triển công nghệ số;

- Phổ cập công nghệ thông tin, xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả công cụ này;

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: bao gồm cả đào tạo người sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin và các nhà cung cấp;

- Xây dựng chương trình đào tạo phổ cập kiến thức về công nghệ số cho các thành viên đang phát triển của ASEM;

- Tiếp tục duy trì hình thức trao đổi, cập nhật thông tin về tình hình phát triển công nghệ số của từng thành viên cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách phát triển khoa học - công nghệ thông qua việc tổ chức các hội nghị/hội thảo để đại diện các thành viên có thể cùng trao đổi thông tin;

- Xây dựng một chương trình hợp tác về công nghệ thông tin do một nước phát triển chủ trì nhằm mục tiêu phổ cập công nghệ số đến từng nước trong khối, đặc biệt là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (Trang 40 - 44)