KHÁI QUÁT CHUNG

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (Trang 34 - 35)

1. Xin cho biết ASEM ra đời trong hoàn cảnh nào và với mục đích gì?

Đề xuất thành lập một Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu được Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đưa ra tại Hội nghị Kinh tế Cấp cao Châu Âu - Đông Á lần thứ 3 tại Singapore tháng 10/1994 nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục. Đề nghị này lập tức được nhiều nước Á-Âu hưởng ứng. Tháng 3/1996, Hội nghị các Nguyên thủ Quốc gia về Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting – ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của các Nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu và 10 nước Châu Á (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và Uỷ ban châu Âu. Sau Hội nghị Cấp cao này, Hợp tác Á-Âu đã chính thức ra đời và lấy tên của Hội nghị Cấp cao đầu tiên (ASEM) làm tên cho chương trình hợp tác này.

Hợp tác ASEM nhằm mục đích tăng cường ổn định chính trị trong khu vực, hợp tác phát triển văn hóa- xã hội và thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai khu vực Á - Âu, góp phần tăng trưởng kinh tế, hoà bình và ổn định chính trị của khu vực và thế giới.

2. ÝÝY’ nghĩa của việc thành lập ASEM là gì?

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, ASEM là một tập hợp lực lượng quan trọng, chiếm khoảng 50% thương mại toàn cầu, tỉ trọng này còn có xu hướng gia tăng khi liên minh EU kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu mới vào năm 2004 và khả năng 3 nước ASEAN còn lại là Lào, Campuchia và Myanma cũng tham gia diễn đàn. Hai châu lục Á-Âu từ xưa đến nay đã có tiềm năng kinh tế mang tính chất bổ trợ lẫn nhau, đã được minh chứng qua con đường tơ lụa lịch sử. Ngày nay, EU đang tỏ rõ thế mạnh về vốn, công nghệ và quản lý trong khi Châu Á có thế mạnh về khả năng ứng dụng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và thị trường to lớn đang phát triển nhanh, mở ra nhiều hướng phát triển cùng có lợi cho các đối tác ASEM.

Sự liên kết Á-Âu qua diễn đàn ASEM không những có ý nghĩa tạo ra một động lực mới thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư, kích thích các mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau giữa 3 trụ cột phát triển là EU, ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) và còn tạo ra sự ổn định khu vực, đối trọng quan trọng đối với các tập hợp lực lượng khác như APEC và qua đó tăng cường được vị thế của các nước/nhóm nước trên trường quốc tế.

3. Xin hãy cho biết ASEM có điểm gì tương đồng với các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương khác như WTO, ASEAN, APEC?

Điểm tương đồng của ASEM với các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương khác nằm ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, các tổ chức hay diễn đàn này gần như cùng hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc của

WTO và bổ trợ cho WTO. Nguyên tắc hợp tác là bình đẳng, xây dựng, đôi bên cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Thứ hai, tuy mức độ có khác nhau, các tổ chức/diễn đàn này đều đề cập đến các vấn đề liên

quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư như giảm thiểu các rào cản thương mại, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đơn giản hoá thủ tục hải quan, minh bạch hoá việc mua sắm chính phủ, xúc tiến thương mại điện tử, minh bạch hóa chính sách, hoà hoà tiêu chuẩn chất lượng v.v...

4. Vậy ASEM có điểm gì khác biệt so với các diễn đàn, tổ chức khác?

ASEM không được thể chế hoá như WTO hay ASEAN mà chỉ là diễn đàn đối thoại không chính thức về các chính sách liên quan đến thương mại, đầu tư, qua đó góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư giữa hai khu vực. ASEM không có các hiệp định mang tính pháp lí cao như ASEAN hay WTO. Các hoạt động trong ASEM mang tính chất tự nguyện, không ràng buộc.

Ngoài ra, ASEM còn là một diễn đàn hợp tác toàn diện trên cả diện kinh tế lẫn chính trị, văn hoá, xã hội... trong khi đó APEC chỉ tập trung vào hợp tác kinh tế hay WTO chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại. ASEM chú trọng tới thuận lợi hoá và xúc tiến thương mại, đầu tư, chưa đặt ra vấn đề thực hiện tự do hoá thương mại như ASEAN hay APEC. ASEM đang có xu hướng trở thành một diễn đàn đối thoại các vấn đề toàn cầu và hỗ trợ cho các cuộc đàm phán thương mại của WTO, các diễn đàn quốc tế và khu vực khác.

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (Trang 34 - 35)