Liên môn Toán-Vă n: “Đọc truyện-Luyện Toán”

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy học toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực (Trang 28 - 32)

III. TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC TOÁN BẬC TIỂU HỌC

a) Liên môn Toán-Vă n: “Đọc truyện-Luyện Toán”

Ví dụ minh họathứ nhất3 : Tiếng Việt - Số học

Mục tiêuthiết kế : Dùng tình huống kể chuyện để tích hợp với môn Toán, nghe hiểu

Tiếng Việt(từ vựng mới tiếng Việt)và môn Đạo đức.

Kỹ năng nhắm đến :

- Làm quen với các thuật ngữ toán học.

- Cho học sinh tiếp xúc với tình huống có chứa yếu tố toán học.

- Rèn kỹ năng nhận diện các yếu tố toán học ẩn sau lớp vỏ ngôn ngữ.

Cách tổ chức : Giáo viên kể chuyện, minh họa thêm bằng hình ảnh (đôi ủng, que kem, tiền giấy,..)

Đối tượng :học sinh lớp 2

ĐÔI ỦNG SAO SU VÀ NHỮNG QUE KEM

“Khi còn bé, ai mà chả thích ăn kem nhỉ! Tôi và em gái Đậu Nành cũng thế. Chúng tôi thích kem kinh khủng. Nhưng mẹ thì không thích bọn tôi ăn kem. Mẹ lo hai chị em bị viêm họng. Vì lí do đó mẹ rất ít khi cho chúng tôi tiền để mua kem.

Một hôm, khi đang chơi trong vườn, chúng tôi thi nhau đi vòng quanh một gốc cây xem ai đi được nhiều vòng hơn. Đậu Nành đi được mười vòng thì ngã nhào. Tôi đương nhiên khỏe hơn, tôi đi tận mười lăm vòng.

Bỗng Đậu Nành nhặt được một chiếc ủng nhựa. Chúng tôi xỏ chiếc ủng vào một cành cây và vác nó đi lại khắp vườn. Chợt có một ông đồng nát đi ngang qua phố. Trông thấy Đậu Nành, ông ta liền hỏi:

Câu hỏi gợi ý:

- Khi hai chị em Đậu

Nành thi nhau đi vòng quanh gốc cây, ai đã đi

được nhiều vòng

hơn ?

- Từ số tiền bán chiếc ủng, hai bạn nhỏ đã mua

được mấy que kem ?

3Tình huống xây dựng lại, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm từ luận văn cao học của tác giả Trần Thị Tố Trinh (xem Tham khảo số [15], tr.67-68)

- Này cháu bé, có bán chiếc ủng không? Cả hai chúng tôi ngơ ngác. Ơ…dạ có chứ ạ!

Ông ấy trả chúng tôi 4 đồng, cầm lấy chiếc ủng và đi mất. Như một phép màu, bỗng dưng chúng tôi có bốn đồng. Và đương nhiên, chúng tôi chạy đi mua thật nhanh và ăn ngấu nghiến. Giá mỗi cây kem là hai đồng. Que kem hết thật nhanh và rồi chúng tôi lại thấy tiếc nuối vì đã bán chiếc ủng quá rẻ.

Hôm sau, chúng tôi lại ra vườn chơi. Lòng tôi thầm ước có môt phép màu như hôm qua. Ông đồng nát lại đi ngang qua. Không hiểu sao tôi lại cất tiếng gọi ông. Đậu Nành huých vai tôi một cái:

- Chúng ta đâu có gì để bán.

(còn nữa…)

Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi. Nhà tôi có rất nhiều ủng mà. Bán mất một chiếc chắc chẳng ai phát hiện ra đâu. Thế là tôi vào nhà và chọn một chiếc ủng vẫn còn khá đẹp. Lần này ông già trả chúng tôi 8 đồng. Nhưng ông nói:

- Ôi các cháu! Sao các cháu chỉ bán có một chiếc ủng nhỉ. Người ta sẽ chẳng làm gì được với một chiếc ủng đâu. Giá mà có một đôi, ta sẽ trả các cháu tận 20 đồng.

Nghe thế tôi bảo Đậu Nành vào nhà lấy thêm một chiếc nữa. Ông già giấu đôi ủng vào túi và đi ngay. Chúng tôi vội vàng chạy về phía cổng để đi mua kem. Khi ngang qua cửa, chúng tôi nghe tiếng Dì Út nói vọng ra:

Vừa nãy em đã đến đây bằng một đôi ủng mà nhỉ. Nó đâu rồi? Hai chị em tôi đứng đờ người ra. Vừa đó ba đã phát hiện chúng tôi. Ba lên tiếng:

- Các con có thấy đôi ủng của dì không? Hoảng quá tôi bật khóc, hai mươi đồng trong tay chợt rơi ra. Mẹ hỏi:

- Ở đâucon có nhiều tiền thế?

- Con … con bán … cho ông đồng nát … một đôi ủng.

Thế là mọi người đã hiểu ra. Ba phạt chúng tôi phải bán hết đồ chơi để mua ủng đền cho dì Út. Đồ chơi của chúng tôi bán được bảy mươi đồng, cộng thêm cả hai mươi đồng tiền bán ủng và mẹ còn phải cho thêm mười đồng mới đủ mua đôi ủng mới cho dì. Dì được một đôi ủng mới còn chúng tôi được một bài học đắt giá về việc tự chịu trách

Câu hỏi gợi ý:

- Với số tiền bán đôi ủng của dì Út, hai bạn nhỏ có thể mua bao nhiêu que

kem?

- Đôi ủng mới của dì giá

nhiệm.”

Hoạt động thực hành 1 :

- Giáo viên phân tích và thảo luận về tình huống này rồi đưa ra đề nghị chỉnh sửa lại cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

- Có thể tích hợp thêm được môn nào khác nữa ? Trong trường hợp có thể, hãy viết lại câu chuyện mới với nhữngbổ sung.

Gợi ý tích hợp : Chẳng hạn, để tích hợp thêm môn Mỹ thuật, có thể bổ sung như sau :

Bổ sung :

- Vẽ (hoặc tô màu) cây kem mà con đãtừng ăn (hoặc thích ăn).

- Vẽ (hoặc tô màu) đôi giày (hoặc đôi ủng,đôi dép)… của người thân (bà, mẹ, dì, cô, chị,…).

- Vẽ (hoặc tô màu, nhận biết) tiền giấy.

Ví dụ minh họa thứ hai4 : Tiếng Việt - Hình học

Mục tiêu thiết kế : Dùng tình huống kể chuyện để tích hợp với phân môn Hình học

(môn Toán), nghe hiểu Tiếng Việt (từ vựng mới tiếng Việt) và môn Đạo đức.

Kỹ năngnhắm đến :

- Tính đúng chu vi hình tròn với bán kính cho trước.

- Tìm được số vòng quay bánh xe dựa vào khái niệm về chu vi.

- Hình thành ý thức nhường nhịn, sẻ chia với anh/chị/em trong gia đình.

Cách tổ chức :Giáo viên kể chuyện, minh họa thêm bằng hình ảnh (bánh xe, xe,..)

Đối tượng :học sinh lớp 5

CHIẾC XE KÉO MẶT TRĂNG

Ngày xưa, người ta đã biết chế tạo ra những chiếc xe kéo với bánh xe hình vuông. Những ai kéo được xe đều phải rất khỏe mạnh. Hàng năm, dân làng lại tổ chức hội thi kéo xe để tìm ra “đệ nhất tráng sĩ” của làng. Có hai anh em nhà nọ cũng đăng kí tham gia hội thi. Một trong hai người chắc chắn sẽ là “đệ nhất tráng sĩ”. Tuy là anh em, nhưng người anh luôn ganh ghét người em.

Ngày thi đã đến, để chắc chắn rằng ngày mai mình sẽ là người chiến thắng, người anh đã bảo chú chó của mình cắn

Câu hỏi gợi ý:

(GV chuẩnbị 2 mô hình : - 1 bánh xe gỗ còn nguyên - 1 bánh xe bị cắt 4 góc để học sinh quan sát) - Bánh xe ban đầu có hình gì ?

4Tình huống xây dựng lại, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm từ luận văn cao học của tác giả Trương Thị Thúy Ngân (xem Tham khảo số [11], tr 32-34)

nát bánh xe của người em. Bánh xe bằng gỗ khá cứng nên chú chó chỉ có thể cắn được bốn góc, cắn đến hết góc thứ tư thì chú chó nhỏ quay về. - Vẽ bánh xe ban đầu - Vẽ bánh xe sau khi bị chó cắn mất 4 góc

Sáng hôm sau, người em hốt hoảng khi thấy bánh xe của mình. Nhìn vết cắn của chú chó, cậu biết là do người anh làm. Cậu nhấc xe lên định mang đi sửa. Nhưng thật bất ngờ, chiếc xe kéo đi rất nhẹ nhàng. Cậu mừng rỡ kéo xe đến hội thi và giành chiến thắng. Khi nhận giải, người em cảm ơn anh của mình và muốn anh mình cùng lên nhận giải. Người anh vừa xấu hổ lại vừa cảm động. Anh ôm chầm lấy người em, không ngớt lời xin lỗi. Kể từ đó, hai anh em sống với nhau rất hoà thuận. Thế mới thấy, trao nhau lòng vị tha, trao nhau yêu thương sẽ nhận lại yêu thương. Còn về chuyện chiếc xe kéo, hai anh em đã làm nhẵn bánh xe, cắt bỏ 4 góc hình vuông và gọt đẽo để nó thành dạng mới - hình mặt trăng. Sau đó, họ hướng dẫn cho dân làng làm những chiếc “xe kéo Mặt Trăng”. Mọi người đã sáng tạo hơn khi tạo các thanh nan hoa cho bánh xe vừa nhẹ lại vừa chắc chắn.

Câu hỏi gợi ý:

(GV chuẩn bị mô hình bánh xe gỗ bị cắt 4 góc để học sinh quan sát)

- Tại sao chiếc xe lại trở nên dễ kéo hơn?

Một thời gian sau, hai anh em quyết định thi tài một lần nữa. Lần này không phải ai nhanh hơn mà là xe ai về đích với số vòng quay bánh xe ít hơn. Hai anh em miệt mài gọt đẽo chiếc xe kéo của mình. Chiếc xe của người em có bán kính là 20cm, còn chiếc xe của người anh là 25cm.

Câu hỏi gợi ý:

- Theo em, với quãng

đường đua dài 3140m thì ai là người chiến thắng?

Hoạt động thực hành :

- Giáo viên phân tích và thảo luận về tình huống này rồi đưa ra đề nghị chỉnh sửa lại cho phù hợp với bối cảnh hiện nay (nếu cần).

- Có thể tích hợp thêm được môn nào khác nữa ? Trong trường hợp có thể, hãy viết lại câu chuyện mới với những bổ sung.

Gợi ý tích hợp :Chẳng hạn, để tích hợp thêm môn Mỹ thuật, có thể bổ sung như sau :

Bổ sung :

- Vẽ (hoặc tô màu) chiếc xe.

- Chế tạo chiếc xe từ nắp chai (bánh xe), vỏ chai (thân xe), đũa gỗ (trục bánh xe),...

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy học toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực (Trang 28 - 32)