III. TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC TOÁN BẬC TIỂU HỌC
b) Liên môn Số học – Khoa học
Các chủ đề của Số học và Khoa học tự nhiên lớp 3, 4 được chọn :
- Số học: Các số đến lớp triệu; Phân số; Phép cộng, trừ, nhân chia; Thống kê - Khoa học Tự nhiên: Thực vật, Động vật, Bầu trời và Trái đất, Nước, Âm thanh Ví dụ minh họa thứ ba : “Thống kê -Thực vật”
Mục tiêu:
Toán học (Thống kê: tuần 26) Tự nhiên (Thực vật: từ tuần 20-24) - Hiểu mục đích của việc lập
bảng thống kê.
- Thực hành lập bảng số liệu thống kê đơn giản.
- Hiểu ý nghĩa của số liệu thống kê.
- Thực hiện đúng phép cộng, nhân.
Từ kết quả quan sát và thống kê, suy luận được đặc điểm các bộ phận của cây:
- Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng.
- Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. - Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu
sắc, mùi hương.
- Các loại quả khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị.
- Hạt sẽ mọc thành cây mới khi gặp điều kiện thích hợp.
Chuẩn bị:
- Phiếu học tập
5Tình huống xây dựng lại, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm từ luận văn cao học của tác giả Đặng Ngọc Hân (xem
- Đậu Hà Lan
Địa điểm: sân trường hoặc nơi có nhiều cây cối, lớp học.
Tên bài Nội dung giảng dạy Nội dung thay thế/ kết hợp
Bài 41: Thân cây Thay thế bằng bài học tích
hợp Nội dung 1: Cây nào được trồng nhiều nhất? Bài 42: Thân cây (tt) Giữ nguyên
Bài 43: Rễ cây Giữ nguyên Bài 44: Rễ cây (tt) Giữ nguyên
Bài 45: Lá cây Thay thế bằng bài học tích
hợp Nội dung 2: Đặc điểm của lá cây Bài 46: Khả năng kì diệu
của lá cây Giữ nguyên
Bài 47: Hoa Kết hợp nội dung tích hợp Nội dung 3:Đặc điểm của hoa Bài 48: Quả Kết hợp nội dung tích hợp Nội dung 4: Đặc điểm của quả
(HS chuẩn bị trước ở nhà) Nội dung 5: Chức năng của hạt
Nội dung bài học:
1. Cây nào được trồng nhiều nhất?
Hoạt động 1: Tìm hiểu cây có thân loại nào được trồng nhiều nhất ở trường em. Em hãy đưa ra dự đoán. Sau đó, tìm câu trả lời bằng cách thống kê theo cấu tạo, cách mọc của thân cây.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm quan sát một khu vực khác nhau trên sân trường, ghi chép vào bảng 2.6. Sau đó tính toán số lượng cây và tổng hợp kết quả vào bảng 2.7.
Lưu ý thực hiện: các cây trong trường cần có bảng tên cây hoặc GV cung cấp cho HS thông tin trước khi thực hành. Trường hợp sân trường không đủ điều kiện thực hiện quan sát, GV có thể cho HS tham quan ngoại khóa hoặc sưu tầm hình ảnh của một khu vực công cộng nào đó cho HS quan sát.
Bảng 2.1. Thống kê những cây mọc ở trường Tên cây/
Cách mọc của thân cây Số lượng cây Đứng
Bò Leo
……… …….. …….. ……. …….
……… …….. …….. ……. …….
Cấu tạo của thân cây
………. …….. …….. …….
………. …….. …….. …….
Ghi chú: Với những cây cùng loại nhưng được trồng từ 2 cây trở lên, HS điền cụ thể vào
cột Số cây.
Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng cây mọc ở trường
Cách mọc của thân cây Đứng Bò Leo
Số lượng …….. ……. …….
Cấu tạo của thân cây Thân thảo Thân gỗ
Số lượng …….. …….
- Lý giải kết quả: Theo em, vì sao cây loại đó lại được trồng nhiều nhất ở trường? Ở những nơi khác như công viên, khu vui chơi, vườn rau, cây loại đó có trồng được nhiều nhất không? Vì sao?
2. Đặc điểm của lá cây
Hoạt động 2: Tìm hiểu màu sắc, hình dạng, kích thước của lá cây.
- Mỗi nhóm tìm/quan sát 4 lá cây khác loại, còn tươi (trong sân trường hay chuẩn bị trước). Số lượng lá cây tùy theo số lượng thành viên trong nhóm, đảm bảo sao cho mỗi thành viên quan sát ít nhất 1 lá cây.
- Đo kích thước lá (theo chiều dài của cuống lá).
- Điền vào bảng. Ở cột độ dài, các nhóm tự lựa chọn đo theo đơn vị xăng-ti-mét hay mi-li-mét.
- Đưa ra kết luận về màu sắc, hình dạng, kích thước của lá cây.
Bảng 2.1. Thống kê lá cây đã quan sát Tên cây/ Đặc điểm
của lá Màu sắc Hình dạng Độ dài (cm hoặc mm) tròn bầu dục phức tạp ……… ……. ……… ……… ……… ……… ……… ……. ……… ……… ……… ………
Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng lá cây Đặc điểm của lá Màu sắc nhiều nhất ……... Hình dạng Độ dài lớn nhất Độ dài nhỏ nhất tròn bầu dục phức tạp Số lượng lá cây ……... …… ……… ……… ……… ………
3. Đặc điểm của hoa
Hoạt động 3: Tìm hiểu loại hoa lớp em thích nhất.
- Mỗi nhóm tìm/quan sát 4 bông hoa khác loại mà em thích (trong sân trường hay chuẩn bị trước). Số lượng hoa tùy theo số lượng thành viên trong nhóm, đảm bảo sao cho mỗi thành viên quan sát ít nhất 1 bông hoa.
- Điền vào bảng thống kê.
Bảng 2.3. Thống kê hoa đã quan sát
Tên hoa / Đặc điểm của hoa Số cánh của 1 bông Màu sắc Hình dạng Mùi hương tròn bầu dục phức tạp có không ………… ….. …… …… ………. ………. ….. …. ………… ….. …… …… ………. ………. ….. ….
Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng hoa đã quan sát
Đặc điểm của hoa Số cánh phổ biến nhất của 1 bông ………. Màu sắc nhiều nhất ………. Hình dạng Mùi hương tròn bầu dục phức tạp có không Số lượng ………. ………. …… ……… ………. ….. ….
- Đếm nhanh tổng số cánh hoa của 4 bông hoa, số lá trên một cành hoa (nếu có).
- Đưa ra kết luận về đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi hương của hoa.
- Tổng hợp kết quả của cả lớp để đưa ra kết luận: + Loại hoa nào được ưa thích nhất?
+ Màu sắc hoa ưa thích của lớp em là gì? + Số cánh phổ biến của một bông hoa?
Dự án sau giờ học: Vẽ biểu đồ số lượng hoa được yêu thích của cả lớp theo tên hoa hoặc màu sắc.
4. Đặc điểm của quả
Hoạt động 4: Tìm hiểu loại quả hấp dẫn nhất.
- Mỗi nhóm tìm/quan sát ít nhất 4 quả khác loại mà em thích. Số lượng quả tùy theo số lượng thành viên trong nhóm, đảm bảo sao cho mỗi thành viên quan sát ít nhất 1 quả.
- Điền vào bảng thống kê.
Bảng 2.5. Thống kê quả đã quan sát Tên cây/ Đặc
điểm của quả
Màu sắc Hình dạng Độ dài (cm hoặc mm) Mùi vị cầu thuôn dài phức tạp
……… ……. ……… ……… ……… ……… ……. ……… ……. ……… ……… ……… ……… ……. ……… ……. ……… ……… ……… ……… ……. Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng quả Đặc điểm Của quả Màu sắc Nhiều nhất …….. Hình dạng Độ dài Lớn nhất Độ dài nhỏ nhất Mùi vị cầu thuôn dài phức tạp
Số lượng ……. …… …… …… ……… ……. …….
- Đưa ra kết luận về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả. - Tổng hợp kết quả của cả lớp để đưa ra kết luận:
+ Loại quả nào được ưa thích nhất? + Mùi vị nào của quả được ưa thích nhất?
Dự án sau giờ học: Vẽ biểu đồ số lượng quả được yêu thích của cả lớp theo tên quả hoặc mùi vị.
5. Chức năng của hạt
Hoạt động 5: Tìm hiểu chức năng của hạt.
Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ hoặc trả lời các câu hỏi sau: - Xem phim: Sự phát triển của cây đậu Hà Lan
(https://www.youtube.com/watch?v=Nm88iOk3Rz4)
Hoạt động thay thế: Trước đó, cho HS trồng đậu Hà Lan trong ly nhựa có lớp bông gòn ẩm.
- Mở 1 vỏ đậu Hà Lan được phát và tách các hạt đậu ra. Đếm số hạt đậu.
- Giả sử, nhờ gặp điều kiện thích hợp, mỗi hạt đậu sẽ phát triển thành một cây đậu. Khi đó, em sẽ có bao nhiêu cây đậu?
- Mỗi cây đậu mới cho 4 trái đậu. Vậy lúc này em có bao nhiêu trái đậu? - Mỗi trái đậu có 6 hạt đậu. Vậy lúc này em có bao nhiêu hạt đậu?
- Ghi kết quả vào bảng:
Bảng 2.7. Thống kê số lượng đậu Hà Lan
Số hạt trong quả đậu đầu tiên Số cây đậu
Số trái đậu Số hạt đậu
Hình 2.1. Ví dụ sơ đồ từ hạt đậu
- Kết luận về chức năng của hạt.
Dự án cuối bài học: Nếu được trình bày ý kiến, em muốn nhà trường trồng thêm cây gì?
Vì sao?
Ví dụ minh họa thứ tư: “Tỉ số - Hệ mặt trời” Mục tiêu:
Toán học (Thống kê: tuần 26) Tự nhiên (Thực vật: từ tuần 20-24)
- Sắp xếp đúng thứ tự các số tự nhiên. - Thực hành đúng dạng bài tập: Gấp một
số lên nhiều lần, giảm đi một số lần. - So sánh 2 số bằng cách dùng phép trừ
hoặc chia.
- Nhận biết các phân số đơn giản 12 ,1
3, … để trả lời câu hỏi.
- Thực hiện đúng phép tính nhân, chia. - Vận dụng số liệu thống kê để giải toán,
vẽ biểu đồ.
- Kể tên 9 hành tinh trong hệ Mặt trời. - Từ số liệu thống kê, suy luận và nêu đặc
điểm cơ bản của các hành tinh: khoảng cách đến Mặt trời, đường kính, nhiệt độ bề mặt.
- Đưa ra nhận định cân nặng của một người trên các hành tinh khác nhau từ hoạt động thực hành.
Chuẩn bị:
- Phiếu học tập - Bảng thông tin
1. Ngôi nhà chung của Trái đất - hệ Mặt trời
Hoạt động 1: Điền đúng tên các hành tinh vào phiếu học tập dựa vào bảng thông tin ngắn gọn dưới đây. Trình bày cách làm của em.
Bảng 2.9. Thông tin về các hành tinh trong Hệ Mặt trời Hành tinh (xếp theo thứ tự chữ cái) Khoảng cách từ Mặt Trời (trăm nghìn km)* Đường kính (chục km) Đường kính so với đường kính của trái đất (đường kính trái đất bằng 1)
Sao Hải Vương 44 970 4 950 4
Sao Hỏa 2 280 679 1
2
Sao Kim 1 080 1 210 1
Sao Mộc 7 780 14 280 11
Sao Thiên Vương 28 700 5 180 4
Sao Thổ 14 270 12 000 9
Sao Thủy 600 487 1
3
Trái Đất 1 500 1 275 1
* Do HS lớp 3 chưa học số thập phân nên khoảng cách được làm tròn. Vòng số của
chương trình lớp 3 trong phạm vi100 000 nên khoảng cách từ Mặt Trời chọn trăm nghìn
(Hai hình dưới đã được thu nhỏlại. Khi tổ chức cho học sinh hoạt động chủ đề này, giáo viên phóng to kích thước với tỉ lệ phù hợp)
Hình 2.3. Phiếu học tập nội dung 1
2. Mô hình thú vị
Hoạt động 2: Tiếp tục sử dụng bảng thông tin trên, xếp các biểu tượng hành tinh
theo vị trí trong hệ Mặt trời. Điều gì khiến em tin chắc cách làm của mình là đúng?
Hình 2.4. Phiếu học tập nội dung 2
Kiểm tra câu trả lời bằng thông tin tìm kiếm trên internet6hoặc qua hình ảnh.
* Thực hành sau giờ học: Tạo ra mô hình hệ Mặt trời cho riêng em bằng các vật
liệu khác nhau. Gợi ý: bong bóng, nút, đất sét, trái cây… và treo trong lớp học hoặc trong một hộp rỗng. Dán nhãn tên các hành tinh.
3. Chúng ta có thay đổi không?
Hoạt động 3: Khi đến hành tinh khác, cơ thể chúng ta có thay đổi không? Hãy dựa vào bảng sau và phát biểu những điều thay đổi của cơ thể, cụ thể về cân nặng. Em hãy đưa ra dự đoán về những yếu tố khác của cơ thể, yếu tố nào sẽ thay đổi, yếu tố nào sẽ được giữ nguyên.
Bảng 2.18. Cân nặng của con người trên các hành tinh
(nguồn: Paso Partners Grade 3)
Bảng 2.10. Tỉ lệ cân nặng theo các hành tinh
Hành tinh Cân nặng so với cân nặng ở Trái Đất (cân nặng ở Trái Đất bằng 1)
Sao Hải Vương 1
Sao Kim 1
Sao Thiên Vương 1
Sao Thủy 1
3
Trái Đất 1
- Thảo luận nhóm 2:
a) Ở những hành tinh nào, cân nặng của em sẽ giống như ở Trái đất?
b) Cân nặng của em khi ở Sao Thủy sẽ là bao nhiêu? (Nếu phép chia có dư, chỉ ghi thương.)
c) Nếu cân nặng của một người trên Sao Thủy là 60 kg thì trên Trái đất, người đó cân nặng bao nhiêu?
Các hành tinh khác và Mặt trăng có cách tính cân nặng phức tạp hơn. Em chọn 2 địa điểm mà em thích dưới đây và thử tính cân nặng của mình ở đó.
Bảng 2.11. Cân nặng ở một số hành tinh so với cân nặng ở Trái Đất Hành tinh Cân nặng so với cân nặng ở Trái Đất (cân
nặng ở Trái Đất bằng 1) Sao Thổ 151 Sao Hỏa 2 5 Mặt Trăng 3 5 Sao Mộc 253
d) Em thích cân nặng của mình trên hành tinh nào (ngoài ở Trái đất)?
* Thực hành sau giờ học: Lập bảng thống kê cân nặng của em ở Trái đất, Mặt trăng
và 2 hành tinh khác (tự chọn). Vẽ biểu đồ.
4. Nhà khoa học
Thực hành cá nhân, sử dụng phiếu học tập:
1. Hành tinh nào xa Mặt trời nhất? Nêu khoảng cách của nó. Hành tinh nào gần Mặt trời nhất? Nêu khoảng cách của nó. 2. Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ mấy?
Hành tinh nào bé nhất? Nêu đường kính của nó.
4. Tìm sự chênh lệch giữa hành tinh lớn nhất và hành tinh bé nhất. Em sử dụng phép so sánh nào? Vì sao?
5. Viết câu có sử dụng “số lần”, ví dụ:
Đường kính của Sao Thiên Vương ………. lần đường kính của Trái Đất.
Em có thể viết được bao nhiêu câu? Em dựa vào đâu để tìm ra kết quả? 6. Khi nào em dùng so sánh là phép tính trừ, khi nào là phép tính chia?
* Thực hành sau giờ học:
Sáng tác thơ về các hành tinh hoặc viết truyện ngắn về chuyến du hành qua các hành tinh.
5. Nhiệt độ bất ngờ
- Theo em, nhiệt độ bề mặt của các hành tinh có giống nhau không? Hãy ghi lại dự đoán củaem trên sơ đồ7 thang nhiệt kế (sơ đồ a). Giải thích dự đoán của em.
- So sánh thang nhiệt kế (sơ đồ b) với dự đoán của em.
- Điều gì ảnh hưởng đến nhiệt độ của các hành tinh? Có trường hợp nào là ngoại lệ?
Gợi ý :
Có thể xây dựng một số bài tích hợp giữa Số học với Khoa học tự nhiên ở vài nội dung cụ thểnhư trong bảng sau :
Bảng 2.8. Phương pháp dạy học tương ứng với bài học cụ thể
Bài học Cách tổ chức dạy
học theo nhóm Cách tổ chức dạy học dự án trò chơi học tậpCách tổ chức
Thực vật Phân chia khu vực
cho các nhóm quan sát, thống kê trong sân trường/ công viên.
Thực hiện dự án: Thực vật trường em
(lập bảng thống kê, từ đó nêu ý kiến đề xuất về việc chăm sóc, trồng cây)
Tìm và thống kê thực vật theo đặc điểm phân loại do GV nêu ra.
Động vật Phân chia khu vực
cho các nhóm quan sát, thống kê theo lớp động vật (qua hình ảnh hoặc tham quan thực tế ở Thảo Cầm Viên) Thực hiện dự án: Các loài vật trên thế giới (thống kê, tìm hiểu theo lớp động vật) Tìm và thống kê động vật theo đặc điểm phân loại do GV nêu ra.
Hệ Mặt trời Học tập theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thực hiện dự án: Khám phá hệ Mặt trời (xây dựng mô hình, bảng so sánh về đặc điểm của các hành tinh)
Thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ở từng nhiệm vụ học tập. Ví dụ: So sánh cân nặng của một người ở Trái Đất và ở một hành tinh khác, cho biết người đó đang ở hành tinh nào; Tìm hành tinh còn thiếu trong sơ đồ hệ Mặt trời; đưa ra 3 gợi ý về một hành tinh và bạn khác đoán tên hành tinh. Nước Học tập theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thực hiện dự án: Nước trong cuộc sống