Thư ký: Trưởng phòng ALM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 44 - 47)

Để hỗ trợ Ủy ban ALCO trong hoạt động quản lý tài sản nợ - có mỗi ngân hàng đều có phòng chuyên trách về ALM, gọi là phòng ALM hoặc phòng Hỗ trợ ALCO. Tùy thuộc mô hình tổ chức quản lý và mục tiêu của từng ngân hàng mà

phòng ALM/ Hỗ trợ ALCO có thể trực thuộc các bộ phận khác nhau. Tại TPbank, với quan điểm chức năng nhiệm vụ của phòng ALM liên quan nhiều đến các hoạt động tài chính nên phòng ALM được sắp xếp trực thuộc khối Tài chính. Việc phòng ALM trực thuộc bộ phận tài chính có thuận lợi là (i) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho đầu tư và thanh khoản; (ii) Quan tâm đến hiệu quả dài hạn. Tuy nhiên, với cấu trúc tổ chức này, có một số điểm hạn chế như: (i) Không bao quát được các mục tiêu, yêu cầu của ALM; và (ii) Quá chú trọng vào vấn đề tài chính. Trong khi đó tại một số ngân hàng khác như VCB, phòng ALM được trực thuộc bộ phận đầu tư và kinh doanh ngân quỹ (Treasury), một số ngân hàng khác lại lựa chọn đặt ALM nằm trong bộ phận quản trị rủi ro, đặc biệt, có những ngân hàng hiện nay để phòng ALM trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc thay vì trực thuộc các phòng/ ban cụ thể. Ngoài ra, hiện nay ở TPbank, khác với một số ngân hàng khác trên thị trường, bộ phận kinh doanh trên thị trường tiền tệ (MM) được tách khỏi phòng ALM và đặt tại khối Nguồn vốn để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Phòng ALM sẽ chỉ kiểm soát thanh khoản thông qua việc giám sát các hạn mức và bằng các yêu cầu khác liên quan đến giá trị, kỳ hạn hợp đồng, bộ phận MM sẽ được hoàn toàn chủ động về giá.

Trên cơ sở nhiệm vụ và trách nhiệm của Ủy ban ALCO đã nêu ở trên, với vai trò hỗ trợ cho Ủy ban ALCO, phòng ALM của TPBank cũng tập trung vào các mảng chính bao gồm: quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị bảng cân đối kế toán, quản trị cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP. Mặc dù nội dung hoạt động của ALM tại TPBank tương đối phức tạp và bao gồm nhiều mảng nghiệp vụ nhưng số lượng nhân sự hiện tại của bộ phận này chỉ là 10 người, bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 trưởng nhóm và 7 nhân viên.

2.3.2. Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP TPBank

2.3.2.1.Quản trị Tài sản Nợ – Tài sản có tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Quản trị rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là do sự biến động của lãi suất thị trường và sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ của NH. Khi NH thực hiện nhận tiền gửi, huy động vốn và cho vay, đầu tư với các kỳ hạn khác nhau thì tạo nên sự bất cân xứng về kỳ hạn. Sự biến động của lãi suất thị trường thì hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu quỹ cho vay trên thị trường tạo nên. Vì vậy, khi NH tồn tại sự bất cân xứng về kỳ hạn tài sản có và tài sản nợ NH sẽ gặp rủi ro lãi suất. Trong những năm gần đây, lãi suất thị trường biến động thường xuyên, liên tục, lúc biến động tăng lên, lúc biến động giảm xuống. Trong khi đó, do bản chất của việc huy động vốn và cho vay, TPBank luôn có trạng thái kỳ hạn không cân xứng vì thế NH luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất.

Bên cạnh việc nhận diện rủi ro lãi suất dựa trên sự bất cân xứng kỳ hạn và sự biến động rủi ro lãi suất, NH còn nhận diện thông qua bản chất của các sản phẩm hoạt động kinh doanh. Nếu các khoản vốn huy động không có điều khoản phạt khách hàng khi họ rút tiền trước hạn thì NH sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng, ngược lại nếu các hợp đồng cho vay không quy định điều khoản phạt khi khách hàng trả nợ trước hạn rủi ro lựa chọn sẽ xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm. Tuy nhiên việc nhận biết được rủi ro lãi suất mới chỉ giúp các nhà quản lý nhìn nhận được sự cần thiết của việc quản trị rủi ro lãi suất để biết được mức độ tác động như thế nào, tổn thất do rủi ro lãi suất gây nên là bao nhiêu cần dự báo được sự biến động của lãi suất thị trường và sau đó là đo lường được mức độ rủi ro lãi suất.

Đối với việc dự báo lãi suất thị trường, thông thường các NH có thể dựa vào đường cong lãi suất được công bố trên thị trường, thế nhưng, với các NHTM ở Việt nam nói chung và TPBank nói riêng, việc dự báo lãi suất thị trường chủ yếu dựa vào các phân tích về động thái của NHNN, dựa vào kinh nghiệm của NH để đưa ra dự báo, chứ chưa áp dụng một mô hình cụ thể nào để thực hiện

công tác dự báo một cách khoa học. Lãi suất của kỳ kế hoạch thường dựa vào lãi suất do NHNN công bố để làm lãi suất tham chiếu, từ đó xác định lãi suất cho vay và lãi suất huy động theo nguyên tắc do chính NH ban hành.

Về đo lường rủi ro lãi suất, trên lý thuyết, chúng ta có 3 mô hình cơ bản để đo lường: mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình định giá lại và mô hình thời lượng. Mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trên thực tế ở các NHTM Việt nam hiện nay chủ yếu áp dụng mô hình định giá lại. TPank cũng không ngoại lệ. Có 2 loại rủi ro lãi suất, đó là rủi ro thu nhập và rủi ro giảm giá trị tài sản. Rủi ro thu nhập được đo lường bởi mô hình định giá lại, còn rủi ro giảm giá trị tài sản được đo lường bằng mô hình thời lượng. Đối với TPank, NH mới chỉ sử dụng mô hình định giá lại để đo lường rủi ro thu nhập. Phòng ALM thực hiện đo lường rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại với nội dung như sau:

- Một là, đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất theo các dải kỳ hạn định giá lại, baogồm: không kỳ hạn, dưới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 3-6 tháng, từ 6-12 tháng. Từ gồm: không kỳ hạn, dưới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 3-6 tháng, từ 6-12 tháng. Từ 1-5 năm, trên 5 năm không nhạy cảm với lãi suất vì thời gian định giá lại thường là 1 năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w