Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng vốn huy động 64.369 73.978 14.9 82.410 11.39 Trong đó: 1. Vốn huy động bằng VND 61.298 71.448 16.59 79.402 11.13 Tỷ trọng (%) 95.22 96.58 - 96.35 - 2. Vốn huy động bằng
ngoại tệ (quy USD) 3.071 2.530 -17.62 3.008 18.89
Tỷ trọng (%) 4.78 3.42 - 3.65 -
Nguồn: Dữ liệu Bắc Á Bank
Quy mô vốn huy động theo loại tiền được minh hoạ ở biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.4: Quy mô huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn: Dữ liệu Bắc Á Bank
Từ bảng cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền dễ dàng nhận thấy cả nguồn vốn huy động bằng nội tệ( VNĐ) và ngoại tệ đều tăng nhưng ở các năm nguồn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao đều hơn 80% so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này là do ngân hàng nằm ở địa bàn là nội địa nên nguồn vốn bằng VNĐ vẫn chiếm ưu thế hơn. Điều này hoàn toàn hợp lý vì chủ yếu các giao dịch sử dụng đồng nội tệ, đồng ngoại tệ chỉ chủ yếu sử dụng trong thanh toán với nước ngoài.
Tổng nguồn vốn huy động bằng VND liên tục tăng qua các năm. Tổng nguồn huy động bằng VND năm 2017 đạt 61.298 tỷ đồng, năm 2018 chỉ tiêu này là 71.448 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2017 là 10.150 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 16.59%. Năm 2019, nguồn huy động VND đạt 79.402 tỷ đồng tăng hơn so với năm là 7.954 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 11,39%. Đây là thành tích từ việc nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn ngân hàng trong việc duy trì nguồn khách hàng hiện tại và gia tăng thêm khách hàng mới. Ngoài ra, từng Chi nhánh, PGD của Bắc Á cũng phân giao chỉ tiêu huy động vốn tới từng cán bộ công nhân viên theo từng thời điểm, kết hợp với khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác,.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu huy động theo loại tiền. Có thể lý giải lý do bởi vì hiện tại NHNN đang siết chặt lãi suất huy động vốn từ ngoại tệ ( NHNN giảm trần lãi suất huy động USD là 0% từ năm 2015) do vậy khách hàng có xu hướng gửi tiền bằng VND nhiều hơn so với ngoại tệ để hưởng lãi.
f. Cơ cấu vốn phân theo kỳ hạn
Để phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn, NHTM sử dụng mô hình cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn. Các nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nào đó được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn dự kiến của chúng. Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn vốn đến hạn (có thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theo yêu cầu, 1-30 ngày, 1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, hơn 12 tháng. Báo cáo về cấu trúc kỳ hạn là công cụ quan trọng được sử dụng để phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn, quản lý rủi ro lãi suất. Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao. Nhìn chung, khi đã lựa chọn gửi tiền theo mục đích tiết kiệm thì những người gửi tiền đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa đó để hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định (lạm phát cao, tỷ giá biến
động theo hướng không có lợi cho người gửi tiền nội tệ, thu nhập dân cư thấp, thị trường tài chính kém phát triển…) thì việc thu hút những nguồn vốn có kỳ hạn dài rất khó khăn.
Tuy nhiên, có những khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạn nhưng vẫn tiếp tục duy trì với kỳ hạn đó. Trên thực tế, đây được coi là những khoản tiền gửi trung và dài hạn. Kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là thời gian mà khoản tiền đó liên tục tồn tại trong Ngân hàng. Giống như kỳ hạn danh nghĩa, một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế của Ngân hàng là: Nhu cầu chi tiêu đột xuất, lãi suất cạnh tranh của các Ngân hàng khác, lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau và tỷ giá hối đoái... sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác và thay đổi cơ cấu ngoại tệ và nội tệ ngay trong chính mỗi Ngân hàng. Các nhà quản lý Ngân hàng phải tổng hợp các số liệu thống kê để thấy biến động của mỗi nguồn, nhóm nguồn, tìm số dư thấp nhất trong quý, trong 1 năm và nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi số dư của nguồn, từ đó đo được kỳ hạn thực tế của nguồn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế là cơ sở để Ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn.
Các nguồn vốn huy động được phân chia vào tài sản của Ngân hàng như tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng khác, cho vay, mua chứng khoán… dưới sự phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn. Thông thường các Ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có kỳ hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Hiện tại, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư trung dài hạn phải tuân theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ký ngày 10/08/2009, theo đó các Ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nhưng nếu sử dụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì lãi thu được không đủ bù đắp chi phí huy động vốn.
nguồn vốn tương ứng với danh mục tài sản để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán (nếu thiếu dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (nếu thừa vốn) hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đến hạn.
Xét cơ cấu vốn phân theo kỳ hạn, Chi nhánh chia nguồn vốn huy động thành 3 loại kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn (TG KKH), tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng (TG KH<12T) và tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên (TG KH>=12T). Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 2.6:
Bảng 2.8: Huy động vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2017 – 2019