Điều kiện xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý môi trường từ thực tiễn tỉnh cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 61 - 62)

Việc giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian

qua luôn được quan tâm, chú trọng và đã đạt được những kết quả quan trọng,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Hệ thống

đường giao thông luôn được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất, kinh doanh của nhân dân; tỷ lệ hộ gia đình dùng điện đạt 99,8%, phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%; toàn huyện có 20/55 trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục được duy trì bền vững, chất

lượng giáo dục tương đối ổn định; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và

phòng, chống dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, 08/08 xã có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89,39%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn

58

1,14%, trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 16,40%; bình quân số hộ

nghèo giảm hàng năm là 609 hộ, tỷ lệ giảm 2,87%; đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được chú trọng và gắn với nhu cầu thực tế; các chính sách đối

với vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời [23],

[24]. Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng

cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, giảm thiểu sự gia tăng tác động đối

với môi trường. Tuy nhiên, với đặc trưng của lối sống nông thôn, người dân

thường ít quan tâm đến vấn đề môi trường, cùng với đó là hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát với quy mô hộ gia đình, cá nhân, thiếu sự đầu tư cho vấn đề xử lý chất thải…, đã và đang gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý môi trường từ thực tiễn tỉnh cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)