96
Thực tiễn đã cho thấy, pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng trong xã hội khi mà các quy định của pháp luật được tuân thủ một cách tự giác và nghiêm chỉnh. Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chính là yếu tố quan trọng, bảo đảm cho việc thi hành pháp luật, các cấp, các ngành đã quan tâm phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý môi trường đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, như đã phân tích nêu trên, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận tổ chức, cá nhân vẫn còn nhiều hạn chế, vi phạm pháp luật về quản lý môi trường vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu là do công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Do đó, việc nâng cao nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý môi trường, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này, cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau:
* Giải pháp trước mắt:
Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
thành viên phải luôn hiểu đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định rõ đây là khâu then chốt của quá trình thi hành pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống; đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thường xuyên xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý môi trường cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý môi trường.
Hai là, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực và chủ động trong việc tìm hiểu, học tập, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình thực thi
97
nhiệm vụ cũng như hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác.
Ba là, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải được các cấp, các ngành triển khai thường xuyên với sự đa dạng về hình thức tổ chức thực hiện và phong phú về nội dung trên cơ sở xác định từng nhóm đối tượng và khả năng tiếp cận để lựa chọn hình thức, nội dung truyền đạt thích hợp, trong đó cần chú trọng những nội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống và liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng được truyền đạt; đối với những nội dung khó hiểu thì phải có sự giải thích bổ sung. Ví dụ: Chỉ tập trung phổ biến các quy định về quản lý chất thải bằng các hình thức chủ yếu như phổ biến trực tiếp tại các buổi sinh hoạt thôn, buôn, hội thi và hòa giải cơ sở, cấp phát tờ rơi hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng đối với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Bốn là, phát huy mạnh mẽ vị thế, vai trò của những người đứng đầu
cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường thôn, buôn, già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật về quản lý môi trường. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi các cấp, các
ngành phải luôn quan tâm, khuyến khích, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và chế độ hỗ trợ, đãi ngộ hợp lý để những đối tượng này luôn tận tâm, hết lòng, hết sức vì công việc.
Năm là, phải luôn chú trọng, đề cao vai trò của các cơ sở giáo dục và
gia đình trong việc giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh, con cháu tìm hiểu, học tập, rèn luyện ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về quản lý môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đây chính là nền tảng quan trọng
nâng cao chất lượng, hiệuquả thực thi pháp luật trong tương lai.
Sáu là, tăng cường xã hội hóa, khuyến thích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để huy động mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội
98
trường. Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó nhà nước là đơn vị tổ chức, doanh nghiệp là đơn vị tài trợ và được hưởng lợi thông qua việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm; có chính sách khuyến khích hoặc quy định bắt buộc để các doanh nghiệp cung cấp các thông tin pháp luật trên sản phẩm liên quan đến việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ nhằm khuyến cáo người tiêu dùng.
Bảy là, định kỳ hoặc đột xuất phải tổ chức khảo sát, thu thập, tổng hợp
thông tin và sơ kết, tổng kết hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để đánh
giá kết quả thực hiện trên địa bàn và sự hiểu biết các quy định của pháp luật về quản lý môi trường trong xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những trường hợp có thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục và thực hiện tốt các quy định của pháp luật; phê phán, xử lý theo quy định đối với các trường hợp vi phạm.
Tám là, phải thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, năng lực, nghiệp vụ và chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý môi trường gắn với việc đãi ngộ, trọng dụng tương xứng để những đối tượng này yên tâm công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
* Giải pháp lâu dài:
Một là,cùng với việc hệ thống hóa các quy định của pháp luật về quản
lý môi trường, Nhà nước cần ưu tiên, bố trí nguồn kinh phí nhằm bảo đảm
cung cấp đầy đủ các thông tin pháp luật cho mọi đối tượng trong xã hội để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.
Hai là,nghiên cứu, xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng, gia đình pháp luật với các tiêu chí đánh giá cụ thể, điển hình như tiêu chí về thái độ chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và học tập pháp luật; tiêu chí về trình độ hiểu biết pháp luật; tiêu chí về ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật; tiêu chí về trách nhiệm tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp
99
luật… Cùng với đó là hệ thống các điều kiện xét công nhận danh hiệu, thẩm quyền công nhận và các hình thức vinh danh, khen thưởng tương xứng, nhằm
tạo động lực và mục tiêu liên tục phấn đấu. Điều này sẽ góp phần tạo thói
quen tự giác tìm hiểu và tuân thủ pháp luật, đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, tiết kiệm đáng kể các nguồn lực trong việc xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nước
pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.