Hoàn thiện nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 101 - 102)

Tăng cường kiểm soát chất lượng đầu vào trong quá trình thi công:

- Ban quản lý dự án phải yêu cầu cán bộ giám sát, cán bộ của chủ đầu tư phải kiểm tra đầy đủ các nguồn vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân lực đưa vào công trình. Tất cả phải báo cáo giám sát hiện trường để báo cáo chủ đầu tư kiểm tra, thí nghiệm đảm bảo mới được sử dụng trên hiện trường.

- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu vật liệu thi công, yêu cầu nhà thầu phải sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị đúng như trong hồ sơ dự thầu, nếu trường hợp cần thay thế phải có năng lực hơn hoặc tương đương và phải trình tư vấn giám sát trước khi trình ban QLDA chấp thuận.

Tăng cường kiểm soát hoạt động thi công xây dựng công trình: Đề quá trình kiểm soát chất lượng thi công được đảm bảo để dự án thực hiện theo tiến độ và chất lượng công trình theo quy đinh thì Ban QLDA phải thực hiện các nội dung sau khi kiểm soát hoạt động thi công.

- Yêu cầu nhà thầu thi công trên cơ sở về nhân lực, máy móc, thiết bị phải xây dựng bảng tiến độ chi tiết, tổng thể đối với từng hạng mục công việc của dự án theo tiến độ chung.

- Tăng cường kiểm soát hệ thống kiểm tra nội bộ của nhà thầu, tổ chức nghiệm thu hệ thống kiểm tra nội bộ, nếu có vấn đề cần yêu cầu nhà thầu điều chỉnh hệ thống kiểm tra. Ban QLDA cần chỉ đạo và phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát tăng cường kiểm soát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu, tránh tình trạng dễ dãi với các nhà thầu như một số cán bộ giám sát như hiện nay. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn

đầu tư. Vì vậy cán bộ kiểm soát phải nhận thức đầy đủ phạm vi quyền hạn của mình trong quá trình giám sát thi công.

- Yêu cầu cán bộ tư vấn giám sát phải thường trực ở hiện trường để phối hợp với cán bộ của Ban Quản lý dự án kiểm soát chất lượng công trình, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, sai khác giữa thực tế và bản vẽ thiết kế. Trường hợp không giải quyết được phải báo cáo ngay Ban QLDA để có phương án xử lý kịp thời.

- Khi phát hiện nhà thầu thi công có biểu hiện thi công không đảm bảo chất lượng thì lập ngay biên bản hiện trường, yêu cầu chỉ huy trưởng, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tạm dừng thi công. Sau một thời gian nếu nhà thầu không chuyển biến thì kiên quyết có giải pháp xử lý ngay tránh tình trạng kéo dài ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.

- Trong mối quan hệ với nhà thầu, ngoài việc theo dõi kiểm soát về chất lượng thi công, thì trong quá trình kiểm soát, cán bộ của Ban Quản lý dự án và tư vấn giám sát còn là người hướng dẫn kỹ thuật, do đó cần hợp tác với nhà thầu làm việc như trong một đội ngũ vì việc hoàn thành tốt đẹp công trình. Muốn đạt được như vậy, tư vấn giám sát và cán bộ của ban QLDA cần gắn tránh nhiệm và quyền lợi cụ thể trong công việc được giao nhằm tạo ý thức trách nhiệm của cán bộ giám sát.

Tăng cường kiểm soát chất lượng đầu ra xây dựng công trình: Kiểm soát chi tiết dựa trên các hồ sơ liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng để đánh giá các hạng mục công trình có đảm bảo chất lượng, tính bền vững, ổn định để đưa vào khai thác sử dụng.

3.2.3. Hoàn thiện hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựngcông trình giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 101 - 102)