Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 120 - 126)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

đồng thời giảm mức phí phải nộp của những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

3.5.3. Kiến nghđối vi chính quyn địa phương

Ủy ban nhân dân thành phố cần xây dựng những dự án quy hoạch lớn trên quy mô tổng thể tùy theo đặc điểm của từng khu vực, đặc biệt cần giảm thiểu tối đa những quy hoạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công chúng. Những dự án cần được tính toán đầy đủ và hiệu quả vì điều này ảnh hưởng lớn đến chính sách huy động và sử dụng vốn của các định chế tài chính trung gian trên địa bàn.

Thành phố cần có chính sách đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra nhiều ngành nghề mới giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Mặc khác, thành phố cần có những biện pháp hướng dẫn cho người dân trong việc kinh doanh để đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời giúp giải quyết đầu ra như tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Chú trọng tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức cho người dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hội đoàn thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân luôn mang trong mình ý thức tiết kiệm, phê phán mạnh mẽ các thói quen tiêu dùng lãng phí, xây dựng và phổ biến hình ảnh những người dân khá lên nhờ biết làm ăn và tiết kiệm.

3.5.4. Kiến ngh đối vi Ngân hàng thương mi c phn Đầu tư và Phát trin Vit Nam Vit Nam

Là cơ quan quản lý trực tiếp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, để giúp Chi nhánh thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần:

- Triển khai sớm công tác dự báo dài hạn giúp cho các Chi nhánh nắm được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

vốn, điều hòa nguồn vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển. Trên cơ sởđó, xây dựng các chếđộ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các Chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Qua mỗi chiến dịch huy động, cần tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến những kinh nghiệm hay, hạn chế những thiếu sót của toàn hệ thống; Có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với bộ phận làm công tác huy động vốn.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các Chi nhánh theo hướng tăng thêm phòng giao dịch và mạng lưới huy động vốn; Trang bị công nghệ hiện đại và các phần mềm ứng dụng tiên tiến nhằm tăng sức cạnh tranh của Chi nhánh, góp phần tạo nên thế mạnh của hệ thống trên địa bàn.

- Có chính sách đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường cho cán bộ nhân viên Chi nhánh, chú trọng phổ biến sâu rộng về văn bản pháp luật, quy trình thẩm định các dự án,...

- Có chính sách dịch vụ khách hàng phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn hoạt động.

- Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ thông tin cho toàn Chi nhánh; Xây dựng và cụ thể hóa các chính sách khách hàng; Tạo thuận lợi hơn nữa cho khách hàng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đơn giản hơn nữa các thủ tục, mở rộng mạng lưới huy động vốn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện xã hội hóa công tác Ngân hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, uy tín thương hiệu Ngân hàng Công thương trên địa bàn.

- Cần chú trọng công tác phân tích nguồn vốn: Quy mô cấu trúc nguồn vốn tối ưu là cơ sở quan trọng đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời của ngân hàng. Cần phân tích sâu hơn mối quan hệ giữa cơ cấu huy động vốn và cơ cấu sử dụng vốn, nghiên cứu sự phù hợp của kỳ hạn huy động và sử dụng vốn nhằm hạn chế rủi ro đồng thời đảm bảo có hiệu quả.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV Huế, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Bên cạnh đó, Luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đề xuất đối với Chính phủ, NHNN, chính quyền địa phương và BIDV nói chung để hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV Huế ngày càng được đẩy mạnh.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn có vai trò hết sức cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời. Do đó, việc mở rộng huy động vốn trong thời gian tới là rất cần cần thiết. Qua đó nhằm tạo dựng nguồn vốn vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, đồng thời góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể, lượng vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn cho phát triển đất nước đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn nữa không chỉ của Chi nhánh nói riêng mà còn của toàn hệ thống BIDV nói chung cùng với các NHTM khác, bên cạnh sự giúp đỡ từ phía Chính phủ và NHNN.

Qua quá trình nghiên cứu một cách tổng thể bằng những kiến thức đã được học cùng với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã nêu lên những cơ sở lý luận căn bản về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tiền gửi, từđó áp dụng vào việc nghiên cứu tổng quát tình hình huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2014 – 2016, kết hợp phân tích một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn tiền gửi nhằm đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi tại đây, từđó tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhỏ bé của mình để góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác vốn tiền gửi tại Chi nhánh.

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của nhiều người, đặc biệt đối với những ai luôn trăn trở về việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại các NHTM hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thừa

Thiên Huế lại là một vấn đề tương đối phức tạp và lâu dài, do đó những vấn đề mà Luận văn đưa ra cần tiếp tục được trao đổi, nghiên cứu và phát triển thêm.

Xin trân trọng cám ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Ngọc Châu - Trường Đại học Kinh tế Huế.

Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, các anh/chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Võ Thị Thúy Anh (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Triết học, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Phan Thị Thu Hà (2002), Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Học viện Ngân hàng (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thị Trúc Ly (2013), Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia – Khu vực miền Trung.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nghị quyết số 1155/NQ- HĐQT ngày 22/8/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Nhung (2013), Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện hành chính, Hà Nội.

12. Nguyễn Tiến Thành (2009), Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Trần Thanh Trúc (2009), Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – chi nhánh Cần thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Website 11. www.cafef.vn 12. www.jcbinternational.com 13. www.mastercard.com 14. www.saga.com 15. www.sbv.gov.vn 16. www.sgtt.com.vn 17. www.vietnamnet.vn 18. www.visa.com 19. www.vneconomy.com.vn ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 120 - 126)