Với các giải pháp về việc thực hiện các chính sách khách hàng nhƣ trên, kỳ vọng số lƣợng khách hàng là DNNVV tại VCBQuảng Ninh sẽ tăng trƣởng 31% so
với năm 2015. Cùng với đó, các chỉ tiêu về doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay DNNVV sẽ phát triển, đƣa VCBQuảng Ninh trở thành một trong các NHTM có quy mô cho vay DNNVV lớn nhất trên địa bàn tỉnh và hoàn thành vƣợt kế hoạch kinh doanh do Vietcombank giao với các chỉ số kế hoạch đƣợc kỳ vọng trong năm 2016 nhƣ sau:
Bảng 3.2. Chỉ tiêu kế hoạch kỳ vọng cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch 2016 ±% vs.2015
Số lƣợng khách hàng SME phát sinh mới 304
Trong đó,
Số lƣợng khách hàng SME tín dụng mới 56 131%
Dƣ nợ SME cuối kỳ 672 127%
Doanh số cho vay SME 1380 117%
Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, hiện tại các quy định về nhận tài sản bảo đảm
trong cho vay DNNVV còn tƣơng đối chặt chẽ. Đây cũng là rào cản chính khiến
các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và trên cả nƣớc nói chung khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngân hàng. Trên thực tế, đối tƣợng khách hàng
là các DNNVV ít đƣợc các NHTM cung ứng sản phẩm cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Lý do chủ yếu xuất phát từ mối lo ngại về khả năng rủi ro đối với ngân hàng khi cấp các khoản tín dụng cho đối tƣợng DNNVV vì các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc sở hữu tƣ nhân, hoạt động riêng lẻ, không có sự bảo hộ. Thêm vào đó, những hạn chế về tính minh bạch trong tình hình tài chính cũng khiến các ngân hàng dè dặt khi cho vay. Những lo ngại trên của các NHTM là có cơ sở, tuy nhiên nếu áp dụng quá cứng nhắc thì lại không hợp lý và gây ra bất lợi cho ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay và bất lợi cho Doanh nghiệp.
Vì vậy, trong thời gian tới, căn cứ vào quy định về cho vay của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, VCB Quảng Ninh nên xem xét giải quyết cho các
DNNVV vay vốn với tỷ lệ tài sản đảm bảo linh hoạt đƣợc áp dụng dựa trên điểm xếp hạng tín dụng của từng khách hàng. Để đảm bảo rủi ro cho ngân hàng, việc
cấp tín dụng không có đảm bảo toàn bộ bằng tài sản nhƣ trên chỉ áp dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời trong ngắn hạn cho doanh nghiệp (nhƣ trả lƣơng công nhân viên, trả tiền bảo hiểm, trả tiền nhiên liệu…) để hỗ trợ các
DNNVV trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Khi giải quyết cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc chỉ có đảm bảo một phần, VCB Quảng Ninh cần đặc biệt quan tâm việc thẩm định hồ sơ tín dụng và chỉ cho vay khi DNNVV
đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng có điểm xếp hạng tín dụng từ A trở lên theo hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank.
+ Khách hàng chƣa từng phát sinh lịch sử nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trở lên tại các TCTD, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng
+ Đối tƣợng vay bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí hợp lý và phải có chứng từ rõ ràng, minh bạch
+ Doanh nghiệp phải có phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc ngân hàng đánh giá là khả thi, có hợp đồng đầu vào, đầu ra rõ ràng.
+ Doanh nghiệp có năng lực tốt về tài chính, về quản lý
+ Doanh nghiệp đã mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và có giao dịch
thƣờng xuyên
+ Sản phẩm dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển
+ Ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp để thu nợ ngay khi có nguồn thu.
- Ngoài ra, VCB Quảng Ninh cũng cần điều chỉnh về quy định nhận các loại hình tài sản thế chấp. Nếu VCB chỉ thiên về nhận các tài sản là bất động sản hay động sản có tính thanh khoản cao nhƣ hiện nay trong khi các NHTM khác đã mở rộng giới hạn nhận tài sản, chấp nhận thêm các tài sản khác nhƣ hàng hóa luân chuyển, máy móc thiết bị, thậm chí cho vay dựa trên các hợp đồng ngoại thƣơng, hợp đồng bán hàng...thì khả năng cạnh tranh trong việc phát triển dƣ nợ cho vay
DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, VCB Quảng Ninhnên xem xét quy định về việc chấp nhận các tài sản trên nhƣ tài sản thế chấp thông thƣờng, tất nhiên
doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các quy định về xếp hạng tín dụng, phƣơng án kinh doanh và năng lực tài chính... nhƣ một số tiêu chí kể trên.